Chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Hồ

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.

Ấn tượng “Ngày hội hoa sơn tra” trên vùng cao Tây Bắc

Ngày hội hoa Sơn Tra do huyện Mường La (tỉnh Sơn La) và huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) tổ chức, đã thu hút hàng nghìn du khách cùng hòa mình vào không khí ngày hội.

Bà con vùng biên giới Sơn La nỗ lực tìm con chữ

Lớp xóa mù chữ tại huyện vùng biên giới Sông Mã của tỉnh Sơn La đã chung tay giúp cho bà con dân tộc biết đến những con chữ, những phép tính căn bản...

Video: Người đưa thảo quả đến bản Pa Cư Sáng ở Sơn La

Ông Giàng A Chu ở huyện vùng cao Bắc Yên (Sơn La) đã vận động thành công bà con phá bỏ cây thuốc phiện, trồng thảo quả để nâng cao thu nhập.

Bản tin Dân Việt Nóng ngày 14/11: Xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhờ mô hình "cầm tay chỉ việc"

Xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhờ mô hình "cầm tay chỉ việc"; Cựu Chủ tịch Đồng Nai khai lý do bất ngờ nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng; Điểm danh những hồ nước ở Hà Nội nguy cơ bị "khai tử" hoặc san lấp một phần để làm nhà ở, là những thông tin nổi bật sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Video: Phụ nữ vùng cao Sơn La mách nhau cách vượt khó làm giàu

Dân vận khéo, giúp nhau phát triển kinh tế, tạo nguồn vốn vay không lãi cho hội viên nghèo... nhiều mô hình sáng tạo được hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Châu (Sơn La) triển khai, nhân rộng nhằm giúp phụ nữ vượt khó, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Sơn La: Ngạc nhiên sức sống mới ở bản nông thôn kiểu mẫu

Xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La là địa phương đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn NTM nâng cao. Với phương châm "Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc", địa phương này tập trung triển khai nhiều giải pháp giữ vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí đã đạt, tập trung nguồn lực xây dựng NTM kiểu mẫu.

Nông dân Sơn La gặp khó trong xuất khẩu thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ của Sơn La đã chinh phục được các thị trường khó tính như châu Âu. Tuy nhiên hiện nay diện tích thanh long còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy khiến cho việc xuất khẩu loại trại cây ăn còn gặp nhiều khó khăn.

Lấy tre nuôi dúi, nông dân Sơn La thu nửa tỷ đồng mỗi năm

Dám nghĩ Dám làm, thay đổi tư duy canh tác lạc hậu, với mô hình nuôi dúi lên tới hơn 1.000 con, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) thu lãi hơn nửa tỷ mỗi năm.

Bắc Kạn: Xóa đói, giảm nghèo từ phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Bắc Kạn có gần 300 di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số như: Múa khèn của người Mông; Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Lễ Kỳ yên của dân tộc Tày. Đây là tiềm năng quý giá để khai thác phục vụ phát triển du lịch cộng đồng giúp người dân ở các thôn bản vùng cao có thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Người cựu chiến binh nuôi chí làm giàu trên đất dốc

Bằng tinh thần, nghị lực của “Bộ đội Cụ Hồ”, cựu chiến binh Nguyễn Thành Nam tại xã Chiềng Xuân, Mộc Châu (nay là Vân Hồ) đã quyết tâm xóa đói giảm nghèo. Ông không ngại khó khăn, vất vả, cố gắng tìm ra hướng đi mới vươn lên làm giàu chân chính.

Huyện miền núi đặc biệt khó khăn tìm hướng hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, nhưng Chiềng Khoang lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong chăn nuôi. Từ đó, huyện Quỳnh Nhai đã chú trọng vận động nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Gian nan giúp đồng bào La Ha thoát nghèo

Người La Ha là một trong những dân tộc thiểu số ít người. Họ có tập quán du canh, sống tít tận những ngọn núi sâu của vùng Tây Bắc. Để cùng gắn kết và nâng cao đời sống cho đồng bào La Ha đòi hỏi phải hết sức khéo léo và có những đặc thù riêng. Tỉnh Sơn La đã và đang thành công trong công tác này.

Thu nhập ổn định, lâu dài nhờ trồng cây mắc ca trên cao nguyên Mộc Châu

Những năm gần đây, người dân xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã chuyển đổi một phần diện tích đất dốc canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trong đó có mô hình cây trồng mới Mắc ca. Mô hình này không chỉ tạo sinh kế mà còn triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở đây.

Sơn La giúp dân thoát nghèo ở vùng biên giới (Kỳ 1): Củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở

Tại xã biên giới Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, câu chuyện xóa đói, giảm nghèo trên vùng đất này đã được khởi nguồn từ việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đây cũng là nét nổi bật trong bức tranh toàn cảnh xóa đói giảm nghèo ở vùng cao Sơn La.

Xây thủy lợi trên núi cao, nông dân trồng cây ăn quả thu cả tỷ mỗi năm

Tỉnh Sơn La được đánh giá là địa phương chịu tác động nặng nề nhất do hạn hán. Đây cũng là lý do tỉnh miền núi này ưu tiên đầu tư nhiều công trình thủy lợi để giúp người dân chống được khô hạn, phát triển cây ăn quả một cách bền vững, giúp người dân xóa được đói, giảm được nghèo.

Thanh Hoá: Phục tráng rừng luồng giúp người dân vùng biên thoát nghèo

Thanh Hóa thực hiện đề án trồng thâm canh, phục tráng rừng luồng trên địa bàn 7 huyện miền núi giai đoạn 2016-2021. Đến nay, toàn tỉnh đã thâm canh phục tráng được 12.980 ha rừng luồng, khối lượng luồng tăng cao, thu nhập người dân ổn định hơn.

Đồng Tháp: Tận dụng đồng lúa sau thu hoạch, nông dân Tân Hồng nuôi trâu vỗ béo và sinh sản cho thu nhập khá

Những năm gần đây, người dân vùng biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, nhiều đồng lúa thu hoạch xong cỏ tươi tốt cũng là lúc người dân ở đây mua trâu về vỗ béo và nuôi trâu sinh sản. Nhờ đó đã đem lại nguồn thu lớn, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.

Bắc Giang: Nâng cao chất lượng, thương hiệu dứa Bảo Sơn, vẫn nỗi lo đầu ra

Việc cây dứa là cây chủ lực đã giúp bà con ở xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên việc liên kết tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm chưa được hình thành đã khiến cho đầu ra của loại nông sản này vẫn bấp bênh dù chất lượng dứa ở đây được đánh giá cao hơn so với dứa ở Thanh Hóa và Lào Cai.

Hà Tĩnh: Nông dân trồng giống dưa quả tròn to, vàng óng ánh “thơm nức mũi”, ai ăn cũng gật gù khen ngon

Sau 3 tháng gieo trồng, thời tiết thuận bà con nông dân xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) hồ hởi vào vụ thu hoạch dưa bở. Năm nay, dưa bở được mùa giá cao, mỗi sào thu về hơn 10 triệu đồng.