Nuôi vịt trời hiện nay không khó, tuy nhiên để vịt trời có được chất lượng thịt tốt, năng suất cao thì chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho vịt trời theo từng giai đoạn.
1. Vịt con
- Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho vịt kiếm thêm thức ăn. Không nên cho vịt ăn đơn thuần tấm, cám trong giai đoạn này mà cần bổ sung thêm chất đạm (cá, tôm…)
- Từ ngày thứ 20 trở đi có thể tập cho vịt ăn thóc. Sau 30 ngày tuổi vịt ăn được thóc và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này có thể cho vịt chạy đồng. Trong giai đoạn này, vào khoảng 70 ngày tuổi, cần chọn lọc các con đực, con cái tốt để đưa lên nuôi hậu bị. Các con còn lại và ở các giống vịt thịt, nên nuôi đến ngày tuổi thứ 80 và đây là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.
2. Vịt hậu bị và vịt cái sinh sản
- Trong giai đoạn này cần lưu ý nuôi dưỡng để vịt không quá béo và cũng không quá gầy. Lúc vịt được 5 tháng tuổi lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa. Loại thải những con không đạt tiêu chuẩn làm giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật… Thông thường, thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn so với thời điểm chọn lên vịt hậu bị.
- Lúc vịt được 22 tuần tuổi bắt đầu thay thức ăn từ loại thức ăn hậu bị sang thức ăn vịt đẻ nhưng vẫn phải khống chế mức ăn hàng ngày cho đến khi vịt đẻ 30-50% mới cho ăn tự do để tránh vịt bị béo mập. Nếu vịt bị quá mập, tích mỡ nhiều ở khoang bụng, xung quanh buồng trứng sẽ hạn chế sự phát triển của buồng trứng, hậu quả là vịt đẻ muộn, tỷ lệ đẻ thấp và tỷ lệ trứng nhỏ, trứng bị dị hình cao.
- Khi nuôi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tháng) là vịt đẻ. Cần lưu ý là trong thời kỳ vịt sinh sản nhu cầu dinh dưỡng của chúng cao hơn. Cho vịt ăn thóc mầm sẽ giúp chúng đẻ tốt hơn. Cũng giống như gà, vịt cần rất nhiều canxi, vì vậy nên bổ xung thêm các chất bột khoáng, bột xương vào khẩu phần ăn trong mùa sinh sản.
- Trong giai đoạn vịt đẻ có 3 phương thức nuôi chủ yếu:
+ Nuôi chăn thả vịt ra ao hồ, bãi chăn kết hợp cho ăn thêm thóc, cám gạo hoặc cám ngô nấu chín và trộn với rau bèo, cây chuối băm nhỏ hoặc rau khoai lang.
+ Nuôi nhốt và sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên kết hợp cho ăn thêm các nguồn bổ sung khác như thóc, tôm, cá … Tỷ lệ khoảng 70-80% là thức ăn hỗn hợp dạng viên + 20-30% được thay bằng thóc và một số loại thức ăn tự nhiên khác. Cần lưu ý là các nguồn thức ăn tự nhiên thay đổi theo mùa vụ nên không thể chủ động về số lượng và chất lượng.
- Nuôi vịt đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng. Trong quá trình nuôi, cần tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất vịt đẻ. Nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
- Cho vịt đẻ ăn 2 bữa/ngày. Những ngày nắng nóng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhiều thì cần phải bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung axít-amin và chất điện giải. Cần có đủ nước uống cho vịt đẻ. Trước khi thả vịt xuống ao hồ phải cho vịt uống no nước ngọt, sạch. Có thể dùng máng uống tự chế bằng tôn, chậu sành hay máng uống tự động.
Trên đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho vịt trời theo từng giai đoạn , mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong quá trình chăn nuôi, đàn bò rất dễn mắc phải các bệnh ký sinh trùng máu. Loại bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây chết bò. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh kí sinh trùng máu trên bò và cách phòng trị.
Trong các loài gia súc, bò là động vật được nhiều hộ gia đình chọn nuôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức về dinh dưỡng cho bò để cho ra những lứa thật chất lượng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bò trong từng giai đoạn.
Bệnh viêm da nổi cục ở bò, là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên bò và có thể gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu bệnh viêm da nổi cục ở bò và những điều bà con cần lưu ý khi đàn bò mắc bệnh này.
Chăm sóc bò giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng giúp bà con có một đàn bò khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc bò trong quá trình sinh sản.
Bình luận