- SÂU HẠI TRÊN CÂY
1.1. Rầy mềm
Đặc điểm gây hại
Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển
Biện pháp phòng trừ.
- Bảo tồn các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm…
- Trồng xen cây trồng khác như bắp, đậu nành. Tạo điều kiện cho thiên địch của rầy cư trú.
- Cắt tỉa cành bị rầy tấn công, vệ sinh vườn sạch sẽ. Không nên bón nhiều phân đạm, tưới đủ ẩm trong mùa khô.
- Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt.
- Rầy mềm có tính kháng thuốc cao, khi thấy vài con trên 1 đọt non cần phun các thuốc có hoạt chất Pymetrozin…
1.2. Ruồi đục trái ổi
Đặc điểm gây hại.
Ruồi nở ra đục ăn trong trái, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng trái rụng hàng loạt. Trong 1 trái có thể có nhiều con ruồi phá hại. Khi trưởng thành ruồi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng.
Biện pháp phòng trừ.
- Sử dụng bao trái, bao quả có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.
- Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.
- Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn. Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.
- Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi.
- BỆNH HẠI TRÊN CÂY.
2.1. BỆNH ĐỐM LÁ
Triệu chứng bệnh.
Bệnh có thể phát sinh quanh năm, thường nhiều vào các tháng nóng và khô, cây chăm sóc kém. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu với mép viền nâu đậm. Chỗ vết bệnh có thể rách đi làm lá bị thủng lỗ chỗ. Lá bị nặng, biến vàng và rụng.
Biện pháp phòng trừ.
- Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưởng tốt.Thu nhặt, tiêu hủy các lá bị bệnh.
- Phun các thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Mancozeb, Chloropthalonil.
2.2. BỆNH THỐI ĐEN
Triệu chứng bệnh
Bệnh xuất hiện khi trái đã lớn. Vết bệnh lúc đầu là 1 đốm tròn nhỏ màu nâu, sau đó phát triển lớn dần lên thành hình bất định. Chính giữa vết bệnh có những vòng đồng tâm chứa những bụi đen của bào tử. Khi cắt trái lột vỏ ngay vết bệnh, thấy nấm ăn sâu vào thịt trái thành lõm có màu từ xanh đen đến đen.
Biện pháp phòng trừ.
- Thu dọn trái bệnh, không dùng trái bệnh ủ làm phân hữu cơ do chứa nhiều bào tử bệnh có thể lây lan rộng.
- Cắt tỉa cành lá định kỳ giúp thông thoáng, giảm ẩm thấp để nấm bệnh không có điều kiện phát triển mạnh.Phun thuốc CarosaL 50SC, Benomyl, metalaxyl.
Trên đây là thông tin về cách phòng trừ một số sâu bệnh gây hại trên cây ổi, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com
Bình luận