Trông hoa ly trong nhà màng là giải pháp quản lý sâu bệnh và đảm bảo yếu tố thời tiết giúp cây hoa phát triển theo đúng kế hoạch của bà con nông dân. Tuy nhiên, khi trồng hoa trong nhà màng bà con nông dân cũng cần có rất nhiều điều cần lưu ý để tránh lãng phí chi phí sản xuất dẫn tới hiệu qủa kinh tế không cao.
Bước 1: Thiết kế nhà màng
Việc đầu tiên phải làm trước khi triển khai một công trình xây dựng là cần lên được bản vẽ, thiết kế của công trình đó. Việc xây dựng nhà màng cũng vậy, bà con cần tính toán các khẩu độ và nhịp độ của nhà màng. Đồng thời, cần chú ý đến các yếu tố chịu tác động trực tiếp của nhà màng.
Bước 2: Xác định vị trí móng cột và đổ móng cột nhà màng
Sau khi hoàn thiện bản thiết kế, bà con có thể xác định được vị trí của nhà màng trên khu đất. Vị trí của các móng cột sẽ được đánh dấu để xác định vị trí của nhà màng. Tại các vị trí được đánh dấu, để đào móng cột và cắm cột chính nhà màng và đổ bê tông cố định.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống nhà kết cấu
Khung kết cấu nhà màng là phần quan trọng và là cơ sở xác định tuổi thọ của nhà màng. Sau khi đã tiến hành đổ móng cột nhà màng, bước tiếp theo cần làm là lắp đặt khung nhà. Khung nhà được lắp đặt lần lượt từ các cột chính đến các thanh liên kết. Các phụ kiện tiếp theo được lắp đặt gồm máng thoát nước, ống thoát,…
Bước 4: Phủ màng, lưới quanh nhà màng
Phủ màng lưới là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà màng. Màng, lưới chắn côn trùng thường được gắn kết với khung nhà màng thông qua hệ thống nẹp – ziczac. Một số nơi lựa chọn phủ toàn bộ nhà bằng màng hoặc bằng lưới. Tuy nhiên các nhà màng công nghệ cao tại Việt Nam thường chọn phủ màng trên mái và lưới cắt nắng xung quanh. Cách làm này giúp hạn chế được tác động của mưa đến cây trồng. Đồng thời cũng hạn chế được hiệu ứng nhà kính trong nhà màng vào những ngày khô nóng.
Hãy theo dõi mục GÓC CHUYÊN GIA vào lúc 9h00 các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau mưa lũ, đất trồng bị ngâm nước lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại. Để đảm bảo năng suất mùa vụ, ngay sau khi nước rút, bà con nông dân cần có biện pháp xử lý đất trồng trước khi xuống giống. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về nội dung này.
Việc bảo quản hoa cúc giúp hoa tươi lâu sau thu hoạch sẽ giúp người chơi hoa có thể chơi được lâu hơn. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con nông dân tìm hiểu về bí kíp giúp hoa cúc tươi lâu sau thu hoạch theo kinh nghiệm của những nông dân trồng hoa cúc lâu năm.
Phân bón là yếu tố quan trọng giúp cây trồng chi năng suất cao hơn. Với cây hoa cúc cũng vậy, bón đủ phân, cây có đủ dinh dưỡng, cho bông nhiều, hoa nở đẹp, màu sắc rực rỡ,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật bón phân giúp hoa cúc cho nhiều bông, nở đẹp.
Vốn là loại hoa được thị trường ưa chuộng nên những năm gần đây hoa ly được trồng tại nhiều địa phương trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nhiều bà con nông dân khi mới trồng hoa ly còn ít kinh nghiệm vẫn chưa thể trồng được những cây hoa khoe sắc rực rỡ. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về nội dung này.
Là loại hoa đẹp và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên hiện nay hoa ly được trồng ở rất nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, loại hoa này cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số bệnh thường gặp trên cây hoa ly và cách phòng trị.
Bình luận