Phân bón là yếu tố quan trọng giúp cây trồng chi năng suất cao hơn. Với cây hoa cúc cũng vậy, bón đủ phân, cây có đủ dinh dưỡng, cho bông nhiều, hoa nở đẹp, màu sắc rực rỡ,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật bón phân giúp hoa cúc cho nhiều bông, nở đẹp.
Bón phân là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và chất lượng hoa. Nguyên tắc chung của việc bón phân là đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.
Vụ Xuân Hè có nhiệt độ, độ ẩm cao, ánh sáng nhiều, sự phân giải của phân bón thường nhanh nên bón lót là chủ yếu; ngược lại vụ Thu Đông trời hanh khô nên ngoài việc bón lót phải tăng cường bón thúc.
Sau các trận mưa lớn, đất bí hoặc trời lạnh không nên bón phân vì lúc này đất ẩm và việc bón phân sẽ làm đất thêm bí, rễ cây thiếu oxy để hô hấp và nhiệt độ thấp rễ cây hoạt động kém, bón phân vào cây cũng không hấp thụ được.
Nếu trời nắng to, đất quá khô cũng không nên bón, nhất là phân hoà với nước vì dung dịch phân có nồng độ cao hơn so với nồng độ dung dịch tế bào sẽ làm cây úa vàng rồi chết; nếu cần bón trong giai đoạn này tốt nhất phải tưới ẩm đất sau đó để lúc chiều mát bón phân.
a) Lượng phân bón cho 1.000 m2:
Bón lót: Phân chuồng hoặc phân hữu cơ 3 - 4 tấn, Supe lân 100 kg.
Bón thúc: 45 kg urê + 85 kg Supe lân + 25 kg kali clorua hoặc100 kg NPK Đầu trâu (13 - 13 - 13 + TE) + 17 kg urê +10 kg kali clorua.
b) Cách bón:
Bón lót: Sau khi lên luống rắc đều phân lên mặt luống rồi đảo đều phân với đất.
Bón thúc: Bón làm 6 đợt, ngâm phân Đầu trâu trước 1 - 2 ngày, hòa loãng tưới hoặc rắc vào giữa 2 hàng. Để giảm bớt công bón có thể rắc phân làm 3 đợt, cách nhau 20 ngày. Tốt nhất là chia làm nhiều lần để tưới hoặc bón để phân đỡ bị rửa trôi, cây hấp thu tốt hơn.
- Đợt 1: Tưới nhử, sau trồng 10 ngày hòa loãng 10 kg Đầu trâu + 2 kg ure hoặc 5 kg ure + 5 kg Supe lân.
- Đợt 2, 3, 4: Sau trồng 30, 40, 50, bà con bón phân cho hoa theo hỗn hợp gồm 20kg Đầu trâu + 5 kg urê/đợt hoặc 10kg ure trộn đều với 20kg Supe lân và 5kg kali clorua/đợt.
- Đợt 5, 6: Sau trồng 60, 70 ngày, bà con tiến hành bón 15kg Đầu trâu kết hợp với 5kg kali clorua/đợt hoặc 5kg ure trộn cùng 10kg Supe lân và 5kg kali clorua/đợt.
Cùng với đó, hoa cúc đòi hỏi người trồng phải chăm sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng, tốn nhiều công sức. Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt.
Để thuận tiện cho việc chăm sóc, bà con có thể kết hợp giữa tưới nước và bón phân cho cây, vừa cung cấp lượng nước cần, vừa bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển.
Đồng thời thường xuyên tiến hành làm cỏ kết hợp với xới xáo và vun luống. Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ cần thiết vào lúc cây cúc còn nhỏ. Khi cúc đã lớn (sau trồng 40 ngày) nên hạn chế việc xới xáo tránh làm rễ cây bị đứt. Lúc này chỉ nên cắt tỉa các lá già xung quanh gốc, cũng không nên vun đất vào gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rễ khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng tới chất lượng cành mang hoa.
Ngoài việc làm cỏ, xới xáo trong luống, cũng cần làm cỏ rãnh luống và xung quanh ruộng trồng cúc để tránh sự lây lan sâu, bệnh và sự phát tán cỏ vào nơi trồng cúc.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Hoa đồng tiền rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây cho hoa nở đẹp, bông to, cánh căng, màu sắc rực rỡ và nở đúng thời bà con cần có những bí kíp khi trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về những bí kíp này.
Sau mưa bão, nhiều diện tích trồng hoa cúc của bà con nông dân đã bị ngập úng nghiêm trọng. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các loại nấm phát sinh gây bệnh thối cây, thối rễ. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùnh bà con tìm hiểu về biện pháp khắc phục tình trạng này.
Ngay sau khi nước lũ rút, bà con cần nhanh chóng khôi phục sản xuất để đảm bảo năng suất mùa vụ và phục hồi kinh tế. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số phương pháp nhân giống hoa cúc nhanh chóng, hiệu quả.
Sau mưa lũ, đất trồng bị ngâm nước lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại. Để đảm bảo năng suất mùa vụ, ngay sau khi nước rút, bà con nông dân cần có biện pháp xử lý đất trồng trước khi xuống giống. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về nội dung này.
Việc bảo quản hoa cúc giúp hoa tươi lâu sau thu hoạch sẽ giúp người chơi hoa có thể chơi được lâu hơn. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con nông dân tìm hiểu về bí kíp giúp hoa cúc tươi lâu sau thu hoạch theo kinh nghiệm của những nông dân trồng hoa cúc lâu năm.