Chiềng Công hôm nay: Chặng đường vượt khó của một “vùng trắng” giữa đại ngàn

Chiềng Công là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, bộ mặt nông thôn mới nơi đây đang dần đổi thay.

TỌA ĐÀM: Tạo việc làm, đưa “cần câu” giúp giảm nghèo bền vững

Vai trò của đào tạo nghề, tạo việc làm trong Giảm nghèo bền vững ra sao; Làm thế nào để phát huy tốt hơn nữa vai trò này, những vấn đề này sẽ được đặt ra và giải đáp trong Tọa đàm “Tạo việc làm – Đưa “cần câu” giúp giảm nghèo bền vững” của Báo NTNN/Dân Việt.

Xóa nhà dột nát, xây tương lai: Quyết tâm của Yên Bình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo

Tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, những mái nhà mới không chỉ là nơi an cư mà còn là bước khởi đầu cho hành trình vươn lên thoát nghèo. Xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là nhiệm vụ, mà đã trở thành phong trào lan tỏa mạnh mẽ trên khắp địa bàn, chung tay vun đắp những mùa xuân ấm áp cho bà con nơi đây.

Quảng Ninh: Ba Chẽ đa dạng hóa mô hình sản xuất, tiến tới giảm nghèo bền vững

Ba Chẽ - mảnh đất miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, với địa hình hiểm trở và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Những chính trên mảnh đất này, những con người kiên cường đã và đang viết nên câu chuyện về sự vươn lên mạnh mẽ, vượt qua cái đói nghèo.

Phát triển kinh tế nông thôn từ những mô hình hiệu quả ở Bắc Giang

Từ những cánh đồng sen bạc tỷ đến trang trại tuần hoàn công nghệ cao, người nông dân Bắc Giang đang làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Những mô hình sản xuất hiệu quả không chỉ nâng cao thu nhập mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.

Xóa nhà tạm, nâng cao đời sống nông dân, huyện biên giới Sơn La vươn lên trở thành điểm sáng nơi phên dậu Tổ quốc

Yên Châu – huyện biên giới của tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ. Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, xoá nhà tạm và nâng cao đời sống nhân dân, Yên Châu đang vươn lên trở thành điểm sáng nơi phên dậu Tổ quốc.

Trồng rừng ở miền núi Phú Thọ: Hướng đi bền vững cho người dân thoát nghèo

Từ vùng đất đồi hoang hóa, nay nhiều khu vực ở tỉnh Phú Thọ đã trở thành những cánh rừng xanh mướt, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhờ chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, người dân các huyện như Hạ Hòa, Cẩm Khê… đang từng ngày thay đời, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu bền vững.

Cam Cao Phong – Hành trình từ giấc mơ xanh đến mùa vàng bội thu

Mùa cam Cao Phong qua đi, nhưng câu chuyện về những nông dân bền bỉ vun trồng vẫn còn đó. Tiêu biểu là chị Phùng Thị Dung, người đã làm giàu từ vườn cam VietGAP trĩu quả, góp phần thắp sáng khát vọng đổi thay trên vùng đất Cao Phong.

Cây mắc ca giúp người dân Điện Biên ổn định sinh kế, giảm nghèo bền vững

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với tổng diện tích đạt gần 7.200ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Quảng Ngãi phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, giúp bà con giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, TP. Quảng Ngãi đã cấp kinh phí để các địa phương hỗ trợ con giống, vật nuôi cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Việc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đã giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Sơn La: Giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Yên Châu (Sơn La) tập trung triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là thực hiện đề án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Chương trình mục tiêu quốc gia giúp bà con dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa rất quan trọng với tỉnh Lai Châu.

Lai Châu phát triển các mô hình kinh tế mới, chuyển đổi cây trồng giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, chính quyền xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, Lai Châu đã xây dựng các mô hình kinh tế mới, giúp người dân phát triển kinh tế…

Giảm nghèo bền vững - bài toán khó ở xã vùng cao Lai Châu

Giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều hiện vẫn đang là bài toán khó đối với xã vùng cao biên giới Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu)…

Lấy sức dân để lo cho dân ở Ngọc Chiến: Kỳ 2 - Chăn nuôi trên 4.500 con trâu, bò nhốt chuồng làm hàng hóa

Gây dựng đàn đại gia sức, từng bước xóa bỏ tập quán chăn thả gia súc tự nhiên song song với mô hình “trồng cỏ voi diệt cỏ dại” nuôi bò nhốt chuồng đã trở thành phong trào của Nông dân xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Nông dân vùng cao Sơn La: Chỉ có con đường đẩy mạnh công nghệ cao, kỹ thuật vào sản xuất mới mong thoát nghèo

Những năm gần đây, nông dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thường xuyên được tuyên truyền, vận động, đưa các loại giống cây, con có năng suất, chất lượng cao và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất. Với họ, chỉ có như thế mới đúng là con đường thoát nghèo bền vững.

Nguồn vốn 30a hơn 500 tỷ đồng tạo sức bật cho huyện nghèo Bắc Yên

Đối với một tỉnh miền núi như Sơn La, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Cùng với sự hỗ trợ của trung ương, tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương này đã giảm dần qua từng năm, người dân có của ăn của để. Ghi nhận tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La một trong 62 huyện nghèo của cả nước.

Nâng tầm giá trị nông sản vùng cao Tây Bắc bằng mô hình HTX kiểu mới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các chuỗi liên kết giữa các thành viên trong hợp tác xã, liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản. Nhờ cách làm hay này, những người nông dân huyên vùng cao Mai Sơn (Sơn La) có thu nhập cao, ôn định, yên tâm canh tác.

Xã vùng cao nuôi cả nghìn con trâu bò, mỗi năm người nông dân nhận về hàng tỷ đồng

Kiên quyết xóa bỏ tập quán chăn thả tự nhiên, mô hình trồng cỏ, nuôi bò nhốt chuồng đã trở thành phong trào của nông dân xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Với trên 3.000 con trâu, bò, hàng năm, người nông dân ở đây nhận về hàng tỷ đồng từ mô hình tiên tiến này.

Yên Bái: Tấm gương người phụ nữ Phù Lá làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, phong trào phụ nữ thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã diễn ra sôi nổi, từ đó xuất hiện nhiều gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.