Mãn nhãn với hơn 200 bộ trang phục thổ cẩm được trình diễn tại thiên đường Tây Nguyên

Hơn 200 bộ trang phục thổ cẩm được 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu trình diễn, thể hiện trong không gian thơ mộng của thiên đường Tây Nguyên bên bờ hồ Xuân Hương (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) khiến khán giả, người dân thích thú.

Hướng đi mới của làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái

Làng sơn mài Hạ Thái là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Bằng việc chuyển đổi và phát triển phù hợp với thời thế hiện đại, làng sơn mài Hạ Thái đang dần trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách ghé thăm vùng đất Bắc Bộ.

"Bàn tay đen" sản xuất hương thơm cách Thủ đô vài chục cây số

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, làng Chóa (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nổi tiếng với nghề làm hương đen. Người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương là nghiệp làm ăn, mà còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa trăm năm tuổi.

Bát Tràng mang bình gốm mạ vàng giá 600 triệu/đôi đến tay người dùng

Tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 2 năm 2022, nhiều sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tiêu biểu đã được giới thiệu tới công chúng. Đáng chú ý, xuất hiện cặp lục bình gốm mạ vàng được một cơ sở gốm sứ Bát Tràng chào bán giá lên tới 600 triệu đồng/đôi.

Độc đáo những sản phẩm mây tre đan Ngọc Chiến

Nghề truyền thống mây, tre đan ở xã Ngọc Chiến (Mường La) đã có từ lâu đời, nhưng những năm gần đây nhờ du lịch phát triển, các sản phẩm mây, tre đan được du khách mua sắm để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian, vì thế, nghề này ở Ngọc Chiến ngày càng phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong xã.

Làng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ 400 năm và những nét riêng có một không hai

Nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ thuộc thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có lịch sử khoảng 400 năm. Những kỹ thuật khéo léo truyền đời tạo nên những sản phẩm tinh xảo, riêng có khiến Kiêu Kỵ trở thành một làng nghề có một không hai ở Việt Nam.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn "níu chân" du khách khi tới Sa Pa

Các hoạt động du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn tại Sa Pa (Lài Cai) như khám phá bản làng, check-in cánh đồng lúa chín, trải nghiệm văn hóa dân tộc thiểu số... đang thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Hà Nam: Làng mây tre đan Ngọc Động với "hồn xưa vóc mới"

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sản phẩm của khách hàng đã thay đổi, các sản phẩm của làng nghề mây tre Ngọc Động (Hà Nam) giờ đây là sự kết hợp giữa những giá trị tốt đẹp của truyền thống xưa với những thay đổi của cuộc sống hiện đại.

Quy trình thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ dừa nước

Từ rất lâu, người dân sống ở khu vực Đông Nam Á cũng như vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương xem việc khai thác dừa nước là một trong những nghề truyền thống, thậm chí nó còn trở thành nguồn thu nhập chính.

Nông dân Hải Dương thu tiền triệu vụ Tết nhờ làm ra thứ que, đến Tết nhà nào cũng đốt liên tục

Vào những ngày này, ghé thăm làng Dưỡng Thái Bắc, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, ta bắt gặp những cây hương đang được phơi đỏ rực ở nhiều khoảng sân nhà. Nơi đây là làng làm hương truyền thống nổi tiếng, có tuổi đời hơn một thế kỷ.

Mày mò thiết kế lò sấy tự động, đôi vợ chồng trẻ Tuyên Quang sản xuất 1 tấn mỳ gạo/ngày

Xuất phát từ bài toán vừa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa phải đạt năng suất tối đa, anh vợ chồng chị Yến (xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang) đã thiết kế lò sấy sử dụng hoàn toàn bằng điện năng cho năng suất từ 8 tạ - 1 tấn mì gạo mỗi ngày.

Bánh đa Đô Lương: Đậm đà vị quê xứ Lường

"Ta đi nhớ nhút Thanh Chương. Bánh đa xúc hến Đô Lương thơm lừng"...Câu thơ ấy đã đi vào lòng người dân xứ Nghệ từ bao đời nay. Có dịp xuôi ngược dòng sông Lam, đặt chân đến mảnh đất xứ Lường, Đô Lương, chắc hẳn ai cũng muốn một lần được thưởng thức bánh đa, đặc sản nổi tiếng đã có tuổi đời hàng trăm năm nay nơi đây.

Nông dân Hà Tĩnh làm giàu từ thứ càng phơi nắng càng dai ngon

Từ sản xuất theo hình thức thủ công, nhỏ lẻ, chị Tô Thị Hương trú tại thôn Trung Trinh, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã xây dựng cơ sở sản xuất miến gạo Hương Tâm. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình, còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

CLIP - ẢNH: Gặp cụ bà 90 tuổi gắn trọn cuộc đời với nghề nón lá

Dù đã 90 tuổi, thế nhưng hàng ngày cụ Nguyễn Thị Lưu (trú tại thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với đường kim, sợi chỉ để đan lên những chiếc nón lá làng Phù Việt nổi tiếng khắp cả nước.

Gặp cao nhân cuối cùng lưu giữ tinh hoa của làng nghề "se chỉ luồn kim"

Làng Nguyên Bì vốn nổi tiếng với nghề thêu tay cổ truyền. Tuy nhiên khi thêu máy "nhanh nhiều tốt rẻ" lên ngôi, thì những nét văn hóa truyền thống độc đáo ấy cũng dần bị mai một. Chúng ta cùng về làng Nguyên Bì, để gặp lại và thưởng thức tay nghề của một trong những cao nhân cuối cùng trong nghề "se chỉ luồn kim" này.

Đến Huế thương, ghé thăm làng hương Thủy Xuân “nơi không chỉ có đẹp mà còn thơm”

Dạo quanh làng hương Thủy Xuân, thưởng lãm những vòm hương đẹp mắt, tỏa ngát hương thơm cả một vùng. Những nghệ nhân tài hoa nơi đây đang từng ngày gìn giữ, phát huy nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế.

Làng nghề làm tượng Phật gần 100 năm tuổi tại TP. HCM

Ẩn mình sau những con đường đầy xe cộ là một khu xóm bình yên, dân dã, ngày ngày vẫn cho ra đời nhiều tượng Phật tinh xảo và đẹp mắt. Đó chính là làng nghề làm tượng Phật, với tuổi đời gần 100 năm, tại quận 6, TP. HCM.

Làng nghề "đệ nhất dao kéo đất Thăng Long" và hành trình trăm năm giữ lửa rèn

Nói đến ngôi làng “đệ nhất dao kéo đất Thăng Long", người ta nghĩ ngay đến làng rèn Đa Sỹ, nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Chạy dọc từ đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, tiếng máy mài, tiếng búa thi nhau vang lên từ sáng tới chiều. Sản phẩm của làng rèn phục vụ người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Hà Nội: Mãn nhãn các danh lam thắng cảnh Thủ đô qua bàn tay của những nghệ nhân làng tò he

Trong thời đại công nghệ hiện nay, giữa vô vàn trò chơi hiện đại, chúng ta khó có thể bắt gặp các em nhỏ chơi các trò chơi dân gian. Thế nhưng, ngay tại thủ đô Hà Nội, ít ai biết rằng vẫn tồn tại một làng nghề truyền thống lưu giữ các nét đẹp tuổi thơ bình dị. Đó chính là nghề tò he.

Nghệ An: Làng mật mía Tân Kỳ “đỏ lửa” những ngày giáp Tết

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 các lò mật mía nổi tiếng ở xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) đêm ngày đỏ lửa để sản xuất ra những mẻ mật sánh mịn, thơm phục vụ cho thực khách xa gần.