SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị

06:00, 04/04/2024

Cây na, một loại cây khá dễ trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, cách chăm sóc thì việc kiểm soát các loại sâu, bệnh hại trên cây trồng cũng rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị

  1. Các loại sâu bệnh trên cây na
 Các loại sâu bệnh hại trên cây na

 

Rệp sáp phấn: Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn trên lá, quả. Rệp sáp chích hút làm cho lá bị quăn, quả bị chai sần không lớn được ảnh hưởng đến mẫu mã của quả thương phẩm hoặc làm rụng quả non. Cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn Na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Sâu đục quả: Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20 - 22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả, sau đó đùn phân ra bên ngoài vỏ quả. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Giòi (ruồi) hại quả: Giòi màu trắng, không chân, thon dài. Sau khi nở giòi đục và gây hại trong quả na. Trưởng thành có màu vàng với vết sẫm màu ở trên ngực và bụng.

Bệnh thán thư: Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Bệnh thối rễ: Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

  1. Cách phòng trị:
Cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây na
  • Rệp sáp phấn:

Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.

Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Amamecin, Imidacloprid. Phun theo hướng dẫn trên bao bì.  Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7 - 10 ngày và chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

  • Sâu đục quả

Khi Na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: ViTako, Divin… phun heo hướng dẫn trên bao bì.

  • Ruồi

Dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, hạn chế sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc hóa học,  phân bón cần kết hợp phân hữu cơ vi sinh và bón NPK cân đối.

Dùng bẫy pheoromon, bẫy dính vàng: Khi cây đậu quả, treo bẫy dẫn dụ để diệt ruồi trưởng thành, treo 3-5 bẫy cho 1.000m2. Thường xuyên kiểm tra cứ 7-10 ngày đổ bỏ xác ruồi chết trong bẫy và tẩm thêm thuốc mới vào bẫy, tiếp tục treo lên cây

Khi quả na to với đường kính 3-5cm , dùng túi vải không dệt, bọc quả để hạn chế ruồi đục quả và rệp sáp hại quả na.

  • Bệnh thán thư

Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc: Metalaxy, Rhidomin….

  • Bệnh thối rễ

Biện pháp phòng trị : Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa. Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2 - 3 lần để hạn chế bệnh gây hại.

Trên đây là thông tin về một số sâu bệnh hại cây na và cách phòng trị, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com 

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

3 giải pháp phát triển sản phẩm rau hữu cơ theo tiêu chuẩn OCOP của nông dân SXKD giỏi huyện Đan Phượng

Chuyển động Nhà nông 18/5: Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khẩn

Hướng dẫn: Xử lý ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng

Nhãn chín sớm, nông dân Sơn La trúng lớn, được mùa, được giá

Chuyển động Nhà nông 17/5: Dự kiến giá thu mua vải thiều Thanh Hà năm nay tăng cao

Hướng dẫn: Những điều cần biết khi nuôi lươn không bùn

GÓC CHUYÊN GIA: Nuôi gà thả vườn cần chuẩn bị những gì?

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn con non đạt hiệu quả cao

Xoài Cam Lâm, thanh long Bình Thuận xuất hiện tại hội chợ nông nghiệp ở TP.HCM

Chuyển động Nhà nông 16/5: Hơn 31.000ha rừng dự báo cháy cấp V ở Cà Mau

Hướng dẫn: Các biện pháp phòng trừ hiện tượng lúa cỏ trong giai đoạn lúa trổ bông, làm đòng

GÓC CHUYÊN GIA: Yếu tố nào quyết định chất lượng thịt gà thương phẩm?

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh thường gặp khi nuôi gà thả vườn và cách phòng trị

Chuyển động Nhà nông 15/5: Cảnh giác với rầy nâu hại lúa xuân giai đoạn cuối vụ

Hướng dẫn: Những kỹ thuật người nuôi tôm cần nắm vững khi thả tôm giống

Thanh long đối mặt với nguy cơ bị EU tăng tần suất kiểm tra, nông dân "đứng ngồi không yên"

Trồng rau quả trái vụ, nông dân hưởng lợi nhiều hơn

Chuyển động Nhà nông 14/5: Nông dân Nghệ An 'biến' rơm rạ thành phân hữu cơ, xây dựng cánh đồng không khói

Hướng dẫn: Chăm sóc đàn gà giai đoạn nắng nóng

GÓC CHUYÊN GIA: Các phương pháp phòng bệnh cho đàn gà thả vườn được chuyên gia khuyên dùng

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn đẻ trứng

Chuyển động Nhà nông 13/5: Chợ trên cánh đồng lúa, nét mới của hợp tác xã tại Đồng Tháp

Hướng dẫn: Đảm bảo mực nước ao nuôi cá trong những ngày nắng nóng

GÓC CHUYÊN GIA: Nuôi gà con thả vườn giai đoạn mới nở cần lưu ý điều gì?

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Chế độ dinh dưỡng cho đàn gà thả vườn

Tây Ninh hướng tới vùng chăn nuôi an toàn trước dịch bệnh: Khó mấy cũng phải làm

Vườn cây “độc, lạ” của người nông dân Bến Cát

Chuyển động Nhà nông 12/5: Chính phủ thúc đẩy 'tri thức hóa nông dân'

Cây mía tại Tây Ninh đang "cầu mưa" để thoát hiểm

Hướng dẫn: Những điều cần lưu ý khi trồng đậu bắp

Chuyển động Nhà nông 11/5: Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần

Hướng dẫn: Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp ủ chua

Chuyển động Nhà nông 10/5: Hơn 120 ha lúa, hoa màu, ao nuôi trồng thủy sản tại Tuyên Quang bị ngập úng

Hướng dẫn: Phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi

GÓC CHUYÊN GIA: Kỹ thuật chăm sóc vịt trời ở giai đoạn con non

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn tạo môi trường sống an toàn cho đàn vịt trời giai đoạn con non

Nuôi trùn quế, mô hình nuôi con "độc lạ", mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chuyển động Nhà nông 9/5: Ban hành Kế hoạch Tổ chức Lễ hội trái cây - Tiền Giang năm 2024

Đảm bảo vùng nước tưới, chuyển đổi cây trồng phù hợp

Hướng dẫn: Chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn cho đàn cá trước mưa dông

Sầu riêng rụng la liệt quả do giông lốc, nông dân thiệt hại hàng trăm triệu

Cần chủ động phòng bệnh cho tôm trong thời điểm giao mùa

GÓC CHUYÊN GIA: Nuôi vịt trời giai đoạn sinh sản cần lưu ý điều gì?

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Chế độ dinh dưỡng cho vịt trời khi vào mùa sinh sản

Nhiều diện tích cà phê bị cháy khô do hạn hán tại Đắk Mil

Chuyển động Nhà nông 8/5: Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột hại cây trồng năm 2024

Hướng dẫn: Thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi phun phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Xuất trái bưởi tươi sang thị trường Úc và những điều cần lưu ý