Nghi lễ tắm tượng Phật của người Khmer nhằm mục đích bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật, rửa sạch những điều không may của năm cũ và đón những điều may mắn trong năm mới. Vào ngày thứ ba của Tết Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer tiến hành Lễ tắm tượng Phật và Lễ cầu siêu.
Vào ngày thứ ba của Tết Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer tiến hành Lễ tắm tượng Phật và Lễ cầu siêu. Lễ tắm tượng Phật thường diễn ra vào buổi chiều. Các vị Acha đặt tượng Phật vào thau lớn có hoa tươi, nước tinh khiết ướp nước hoa. Vị Acha đọc kinh, các vị sư sãi dùng cành hoa nhúng vào nước thơm tắm tượng Phật. Sau khi làm lễ tắm tượng Phật ở chùa, trở về nhà, người Khmer tiếp tục làm lễ tắm tượng Phật ở gia đình.
Nguồn gốc của lễ hội Chôl Chnăm Thmây được lý giải bằng truyền thuyết liên quan đến câu chuyện chuyển giao tôn giáo từ Bà La Môn giáo sang Phật giáo, xoay quanh cuộc đấu trí giữa Đại Phạm Thiên (Kabul Maha Prum) và cậu bé thông minh Thom Ma Bal, một tiền kiếp của đức Phật. Người Khmer coi ngày đó là ngày đầu tiên của năm mới. Đối với người Khmer, tháng 4 là điểm giao thời giữa mùa nắng và mùa mưa. Tại thời điểm này, cỏ cây trở lại tươi tốt và thiên nhiên trỗi dậy sức sống. Sự thay đổi, bừng lên của thiên nhiên đã được người Khmer quan niệm như sự khởi đầu của một năm mới. Việc tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau để có thể bắt đầu mùa vụ mới.
Hoạt động quan trọng nhất của ngày đầu năm mới đối với người Khmer là Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Lễ rước diễn ra vào giờ tốt đã được chọn sẵn, bất kể sáng hay chiều. Đại lịch được đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới
Vào lúc 7h ngày 18/4 (ngày 10/3 âm lịch), tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ Giỗ Tổ đã hoàn tất, đảm bảo trang nghiêm, thành kính theo nghi lễ truyền thống.
Trong những ngày tết Chol Chnam Thmay, thì Lễ hội “Té nước – Chọi bột” được coi là tưng bừng, vui vẻ nhất. Mọi người phun nước, ném những nắm bột mì trắng xóa lên người nhau, với ý nghĩa giúp nhau tránh khỏi những điều xui rủi. Lễ hội này có nét tương đồng với lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan hay Bunpimay của Lào.
Bình luận