Chọn được giống tốt và phối giống đúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định kết quả của mô hình chăn nuôi bò. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật chọn giống và phối giống cho đàn bò để mô hình chăn nuôi của bà con đạt hiệu quả cao nhất.
1. Cách chọn giống bò cái sinh sản tốt
- Ngoại hình: Dáng phải nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai. Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng phải đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn. Phần ngực sâu, rộng. Xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không bị sệ, bốn chân bò thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, lưng ít dốc. Bầu vú phát triển đều về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, tĩnh mạch ở vú nổi rõ, phân thành nhánh ngoằn nghoèo. - Giống bò tốt phải có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa 2 lứa để ngắn. Bò động dục vào lần đầu tiên khoảng từ 18 – 21 tháng tuổi, thời gian từ 27 – 30 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn, thời gian từ 12 – 14 tháng đẻ 1 con bê con
2. Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian mỗi lần động dục của bò khá biến động, kéo dài trong khoảng 6 - 36 giờ nhưng phổ biến nhất là 18 - 24 giờ. Tuy nhiên, khoảng thời gian phối giống cho bò dể có chửa nhất chỉ kéo dài 10 - 12 giờ. Cho nên thời điểm phối giống thích hợp cho bò là khi thấy nước nhờn keo dính và chuyển sang màu trắng đục, âm hộ hơi mở, niêm mạc chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt, bò đứng yên khi con khác nhảy lên. Theo kinh nghiệm, chọn thời điểm phối giống theo quy luật sáng - chiều, tức là nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu bò động dục buổi trưa hoặc chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.
3. Phối giống cho bò
- Phối giống cho bò gồm có 2 phương pháp:
Thụ tinh tự nhiên: Trong phương pháp này, bò đực được để chung với bò cái trong thời gian bò cái động dục để quá trình giao phối diễn ra tự nhiên. Phương pháp này thường áp dụng cho các trang trại nhỏ hoặc chăn nuôi gia đình, nơi số lượng bò không nhiều và điều kiện quản lý đơn giản. Thụ tinh nhân tạo: Có thể dùng tinh cọng rạ đông lạnh và dụng cụ để dẫn tinh viên phối giống nhân tạo vào bò cái. Kết quả của thụ tinh nhân tạo là bê lai đẻ ra do thụ tinh nhân tạo sẽ đẹp và to hơn so với cách thức thông thường là sử dụng bò đực cho phối giống trực tiếp.
Trên đây là một số thông tin về cách chọn giống và phối giống trong chăn nuôi bò, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt và mang lại năng suất cao trong mô hình nuôi đà điểu, bà con cần nắm được kỹ thuật chăm sóc đà điểu ở giai đoạn sinh sản một cách chi tiết. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi đà điểu ở giai đoạn này.
Đà điểu là vật nuôi rất nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, đà điểu rất dễ gặp một số bệnh về tiêu hoá và xương khớp do đặc tính giống loài và cách chăm sóc. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở đà điểu và cách phòng trị.
Bên cạnh các yếu tố như con giống, thức ăn, bệnh tật,... thì chuồng trại cũng là một trong những yếu tố giúp đàn bò sinh truởng phát triển tốt. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi bò.
Giai đoạn bê sơ sinh và sau sơ sinh đến cai sữa là hai giai đoạn sức đề kháng còn yếu, dễ xảy ra chết non. Để giảm tỷ lệ chết non, bà con cần lưu ý một số điều khi chăm sóc bê giai đoạn này. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc bê sơ sinh.
Bình luận