Nuôi cá chép thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng trị những căn bệnh này.
Bệnh nấm thủy mi (bệnh mốc nước)
Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi, cá bống tượng… Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi nước tù, hàm lượng chất hữu cơ cao…
Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông. Cá bệnh bơi lội bất thường, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra có thể ký sinh làm ung trứng cá.
Phòng, trị bệnh:Thực hiện kỹ thuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi. Nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị tổn thương; duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách như duy trì mực nước ao 1,5m, phủ bèo tây 2/3 ,mặt ao…
Dùng thuốc diệt nấm cho cá. Có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi: Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 tạt xuống ao và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. Hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút.
Hội chứng lở loét
Rất nhiều loài cá khác nhau bị ảnh hưởng bởi bệnh này, trong đó có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh như cá quả, cá trôi, cá trê, chép… Bệnh lây lan chủ yếu theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh.
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Alphanomyces Invadan phát triển len lỏi ăn sâu vào trong thịt cá. Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh cơ hội khác như: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Dấu hiệu bệnh lý: Cá ít ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp; trên thân cá bệnh có các vết lở loét ăn sâu gây cho cá chết đồng loạt. Tại các vết loét lớn, trung tâm vết loét có màu xám là nơi nấm phát triển, mép xung quanh có màu đen.
Phòng, trị bệnh: Đối với bệnh lở loét biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh đó là lựa chọn các loài cá có khả năng kháng bệnh cao. Ngoài ra, có các biện pháp ngăn chặn nấm vào trong ao như: Tẩy dọn ao trước mội vụ nuôi.
Bệnh bệnh đốm trắng
Bệnh thường xảy ra ở cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi… Bệnh phát triển thuận lợi khi thời tiết giao mùa – cuối mùa xuân sang đầu mùa hè
Tác nhân gây bệnh: do loài trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis gây ra.
Phòng, trị bệnh: Dùng formalin để phun xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 150 – 200 ml/m3, sau đó thay nước; hoặc tắm formalin cho cá với nồng độ 200 – 250 ml/m3 trong vòng 30 – 60 phút.
4. Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn
Nhiều loài các khác nhau bị ảnh hưởng bởi bệnh này, trong đó có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh như cá rô phi, cá trôi, cá chép…
Dấu hiệu bệnh lý: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vẩy rụng, cá mất nhớt, khô ráp, vây xuất huyết, rách nát cụt dần; xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.
Phòng, trị bệnh: Dùng vaccin phòng bệnh; giảm mật độ nuôi; cung cấp nguồn nước tốt; tắm KMnO4 liều dùng là 0,4g/100 lít nước không quy định thời gian
Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas. Trị bệnh: dùng thuốc tiên đắc 100g/50kg cá ngày liên tục, cung cấp thêm VitaminC.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Cá trắm đen là một loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành. Để đảm bảo năng suất chất lượng đàn cá, việc xây dựng một môi trường nuôi phù hợp là rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng môi trường nuôi phù hợp cho cá trắm đen.
Những căn bệnh thường gặp trên đàn cá trắm gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn cá nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu những căn bệnh thường xuất hiện trên đàn cá trắm và cách phòng trị.
Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ giúp đàn cá của bà con nông dân phát triển khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chuẩn bị ao nuôi cá chép.
Để tăng năng suất mùa vụ và giảm thiểu chi phí chăn nuôi, nhiều bà con đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ ghép cá chép bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình đến nay đã cho hiệu quả kinh tế khá cao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thâm canh hai loại cá này.
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Bình luận