Những căn bệnh thường gặp trên đàn cá trắm gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn cá nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu những căn bệnh thường xuất hiện trên đàn cá trắm và cách phòng trị.
Những bệnh thường gặp trên cá trắm
* Bệnh trùng bánh xe:
- Trên thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da cá chuyển sang màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy. Trùng bánh xe thường bám ở các tơ mang làm phá hủy các tơ mang làm cho cá không hô hấp được và chết. Bệnh này xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa xuân, mùa thu và đầu mùa hạ.
* Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ (do vi khuẩn gây bệnh):
- Bệnh này làm cho vẩy cá bong ra, da cá có màu tối xẫm, da mất nhớt, hậu môn viêm đỏ và lồi ra. Trên thân xuất huyết, quanh miệng và các gốc vây có các điểm đỏ ăn sâu vào cơ. Bụng đầy hơi, thành ruột xuất huyết nhiều chỗ bị hoại tử, xoang ruột chứa nhiều chất nhầy và hôi thối.
* Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ:
- Da cá có màu tối xẫm, trên cơ lưng có hai giải sọc màu trắng, mắt cá lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, các gốc vây và phần bụng đều xuất huyết. Bệnh này thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm ruột bị hoại tử, sình hơi và làm hậu môn viêm đỏ.
* Bệnh nấm thủy mi:
- Trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày hình thành các sợi nấm mảnh và phát triển thành búi trắng như bông. Một đầu sợi nấm bám vào da cá, đầu kia bơi tự do ngoài môi trường nước. Cá ngứa ngáy, bơi lội hỗn loạn, mất phương hướng.
Một số biện pháp phòng và trị bệnh cho cá nuôi
* Một số biện pháp phòng bệnh cho cá nước ngọt:
- Tẩy dọ ao hồ: Sau một vụ nuôi cần phải bón vôi diệt tạp, diệt khuẩn, lượng vôi 10 - 15kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 5 - 7 ngày.
- Mật độ thả và tỷ lệ ghép cho phù hợp.
- Tăng cường khâu chăm sóc và quản lý.
- Cho cá ăn thức ăn có đủ chất và đủ số lượng theo từng giai đoạn phát triển của cá.
- Định kỳ thay nước cho ao nuôi.
- Dùng vôi hòa vào nước và té đều xuống ao: CaO3 2 - 3 kg/ 100m3 nước, 2 lần/ tháng.
- Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp, quản lý tốt nguồn nước định kỳ sát khuẩn bằng IODINE 01 lít /8000 - 10.000m3 nước, FBK 01 lít/ 3.000m3, CLORINE 15-20 ppm. Định kỳ trộn Vitamin C, chất điện giải và men tiêu hóa cho cá ăn để nâng cao sức đề kháng cho cá.
* Một số biện pháp trị bệnh:
- Xử lý, diệt khuẩn ao nuôi: Dùng một trong các loại thuốc sát trùng, khử khuẩn như: FBK 1lit/1.500 m3, IODINE 01 lít /6.000m3 nước, CLORINE 20 - 30 ppm, TCCA… hòa nước tạt đều khắp ao tiêu diệt các vi khuẩn trong ao nuôi.
- Đối với bệnh nấm thủy mi: Dùng thuốc diệt nấm cho cá Methylen 2-3g/m3, KMnO4 1-2g/m3 xử lý tuần 2 lần.
Ngoài biện pháp phòng và trị bệnh cho cá trong quá trình nuôi nên bổ sung Dopa fish, vitamin C 2g/kg thức ăn nhằm tăng sức đề kháng để phòng bệnh cho cá.
Trên đây là một số thông tin về những căn bệnh thường xuất hiện trên đàn cá trắm và cách phòng trị, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hấp dẫn. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi cá thành công!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Mưa nắng bất thường là nguyên nhân phát sinh bệnh dịch và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ đàn cá. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi bà con cần đặc biệt lưu ý bảo vệ đàn cá khi thời tiết có những thay đổi liên tục. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đàn cá khi mưa nắng bất thường.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, việc trồng rau xanh mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành một xu hướng tất yếu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bọ trên cây rau mà không cần sửa dụng thuốc hoá học.
Chăm sóc cây na trong ba năm đầu đời là giai đoạn quyết định sự phát triển và năng suất của cây. Nắm vững các bí kíp tưới nước, bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh sẽ giúp cây na phát triển khỏe mạnh và cho trái ngọt bội thu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu bí kíp chăm sóc cây na giai đoạn 3 năm đầu.
Cá trắm đen là một loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành. Để đảm bảo năng suất chất lượng đàn cá, việc xây dựng một môi trường nuôi phù hợp là rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng môi trường nuôi phù hợp cho cá trắm đen.