Lựa chọn đúng loại thức ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về thức ăn cho đàn gà nuôi thả vườn theo từng giai đoạn.
Mỗi giai đoạn tăng trưởng của gà cần có những loại thức ăn riêng biệt, cung cấp đủ dinh dưỡng một cách hợp lí để hỗ trợ gà phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi:
Dùng thức ăn dành cho gà con giai đoạn 1- 21 ngày (có bán tại các đại lý thức ăn gia súc). Vì gà con ăn rất ít nhưng ăn nhiều lần nên người chăn nuôi cần rải mỏng và đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, lặp lại việc cho ăn từ 3 – 4 giờ/lần. Lưu ý khi cho ăn lần tiếp theo, người nuôi cần dùng xẻng cạo sạch lượng thức ăn thừa có trên khay ăn để đảm bảo vệ sinh cho đàn gà.
Dùng máng uống chứa nước cho gà uống, trong giai đoạn 2 tuần đầu bà con dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, ở các tuần sau thì có thể dùng dùng máng cỡ 4,0 lít. Máng uống phải kê cao hơn mặt nền chuồng từ 1 – 3cm, nên đặt xen kẽ với khay ăn, rửa sạch hàng ngày và thay nước từ 2 – 3 lần / ngày.
Giai đoạn từ 21 – 42 ngày tuổi
Dùng thức ăn dành cho gà con giai đoạn 21 - 42 ngày (có bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc), hoặc phối trộn thêm các loại thức ăn như lúa, gạo và rau trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.
Trong giai đoạn này, máng ăn sử dụng là loại máng trung P30, nếu gà lớn dần có thể thay thế bằng máng đại P50. Máng ăn được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn khoảng từ 30 – 40 con/máng. Cho gà ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Đối với máng uống trong giai đoạn này nên dùng loại từ 4 – 8 lít, để máng uống cao hơn mặt nền từ 4 – 5 cm. Máng uống đặt với số lượng 100 con/máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y.
Giai đoạn gà thịt
Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống có nước đầy đủ. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, bổ sung nước để gà không chị chậm lớn.
Lưu ý vệ sinh chuồng tại và dụng cụ chăn nuôi
Chuồng trại phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. Khu vục xung quanh rìa phải dọn dẹp phát quang bụi rậm, không được để chuồng bị ướt, ẩm mốc hoặc đọng nước.
Sử dụng chất sát trùng trong khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô, tơi xốp
Máng ăn, máng uống hàng ngày phải vệ sinh và chùi rửa sạch sẽ.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Để trồng cây dưa lưới cho quả to, mã đẹp, bà con nông dân cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu những kỹ thuật trồng dưa lưới để có một mùa màng bội thu.
Là một trong những căn bệnh thường xuất hiện trên nhiều loại cây trồng của bà con nông dân, bệnh thán thư là nỗi đau đầu của không ít nhà vườn. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về những phương pháp phòng bệnh thán thư trên cây dưa lưới.
Bệnh thối trái non là căn bệnh phổ biến trên cây dưa lưới. Loại bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về căn bệnh này trong số phát sóng hôm nay.
Dưa lưới là một loại cây ưa nắng nên đất trồng yêu cầu phải có độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, trước khi trồng, bà con nên sử dụng phân bón để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây dưa lưới giai đoạn cây con.
Ở giai đoạn gà đẻ trứng, tất cả các yếu tố như nước uống, thức ăn, môi trường sống,... đều cần được quản lý chặt chẽ. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi gà thả vườn bước vào giai đoạn đẻ trứng.
Bình luận