Hiện nay người ta sử dụng kỹ thuật ghép cành để cải tạo những vườn nhãn cũ, giống nhãn nước, trồng từ hạt, chất lượng quả thấp,... Với kỹ thuật này, bà con sẽ khắc phục được những nhược điểm của vườn nhãn cũ. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về phương pháp này trong chương trình hôm nay.
I. Đối tượng áp dụng:
Là những vườn nhãn năng suất thấp, trồng từ hạt
1. Ghép cải tạo sau cắt tỉa
- Gốc ghép: Là cây nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn nước và nhãn thóc dưới 15 tuổi. Khả năng sinh trưởng: xanh tốt, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
- Cành mắt ghép: Là các giống nhãn chín muộn đã được Bộ NN và PTNT công nhận: PH - M99 - 1.1, PH - M99 - 2.1, HTM - 1, HTM - 2.
2. Ghép cải tạo sau cưa đốn
Gốc ghép: Là cây nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn nước và nhãn thóc.Trên 15 tuổi. Khả năng sinh trưởng: xanh tốt, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
- Cành mắt ghép: Là các giống nhãn chín muộn đã được Bộ NN và PTNT công nhận: PH - M99 - 1.1, PH - M99 - 2.1, HTM - 1, HTM - 2.
II. Quy trình ghép
Công tác chuẩn bịChuẩn bị cây ghép cải tạo
* Tiêu chuẩn cây cần cải tạo thay thế trước khi ghép:
- Khả năng sinh trưởng: xanh tốt, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
* Tiêu chuẩn vườn cây cần ghép cải tạo
- Không bị các cây to che khuất ánh sáng
- Chủ động được tưới tiêu.
- Đường đi lối lại thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái.Chuẩn bị dụng cụ thiết yếu
- Dây ghép chuyên dụng: Sử dụng dây nilon chuyên dụng của Trung Quốc (mỏng và dai) - Dao ghép: dao chuyên dùng của Trung Quốc cho ghép đoạn cành (cứng và sắc) - Cưa, kéo cắt cành
- Rổ hoặc xô đựng mắt ghép
- Ghế cao, thang ngắn
Chuẩn bị nguồn mắt ghép
* Yêu cầu về mắt ghép: Mắt ghép được lấy trên các cây:
- Có nguồn gốc là các cây đầu dòng được các cơ quan chuyên môn của Trung Ương hoặc địa phương tuyển chọn và công nhận hoặc từ các vườn cây mẹ.
- Được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn của Viện Nghiên cứu Rau quả.
- Cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại đặc biệt là bệnh chổi rồng.
Phương pháp lấy và bảo quản mắt ghép
+ Độ tuổi cành mắt ghép: mắt ghép được lấy trên đoạn cành có độ tuổi 50 - 70 ngày tuổi + Thời gian cắt mắt ghép: Buổi sáng, khi nhiệt độ còn chưa cao.
+ Cách lấy mắt: Cành mắt ghép được cắt xuống, loại bỏ ngay lá để tránh mất nước. + Bảo quản mắt ghép: mắt ghép ngay sau khi cắt trên cây xuống và tỉa lá được chia thành các bó nhỏ, bọc trong giẻ ẩm hoặc rải ra thành lớp mỏng 15 - 20 cm rồi phủ kín vải ẩm lên trên, để trong khu vực thoáng mát, không có gió thổi trực tiếp vào nơi để mắt ghép.
Lưu ý: bổ sung nước giữ ẩm (không được ướt quá) thường xuyên cho lớp vải bọc/phủ mắt ghép.
- Thời gian bảo quản tối đa: 4 ngày.
- Mắt ghép sau bảo quản đủ tiêu chuẩn ghép phải còn tươi nguyên, cuống lá chưa hình thành tầng rời (cuống lá chưa bị rụng).
2. Chăm sóc cây gốc ghép trước khi ghép:
Đối với cây từ 15 năm tuổi trở xuống
- Cắt tỉa: cắt toàn bộ các cành trong tán, cành chen chúc nhau và cành ở giữa tán, tạo cho cây có độ thông thoáng.
- Bón phân: cây phải được bón phân theo quy trình trước khi ghép 1,0-1,5 tháng - Phun thuốc bảo vệ thực vật: Nếu cây có sâu ,bệnh, dùng các loại thuốc đặc hiệu xử lý cho sạch sâu bệnh trước khi ghép.
Đối với cây trên 15 năm tuổi
- Cưa đốn: Cải tạo lại bộ tán lớn bằng cách cưa đốn: trừ 1 - 2 cành nhỏ ở trung tâm, dùng cưa sắc, cắt bỏ toàn bộ những cành còn lại ở độ cao 1,5 m so với mắt đất (cành cấp 1 hoặc cấp 2), những cành quá sát nhau cần cắt bỏ bớt 1 cành ở vị trí sát với thân chính. Dùng vôi hoặc oxyclorua đồng quét lên trên vết cắt.
- Định chồi:
+ Sau khi cưa đốn, các chồi bất định trên gốc ghép sẽ bật lộc và khi lộc nhãn đạt 10 15 cm tiến hành tỉa định chồi lần 1: Trên mỗi đầu cành để từ 6 - 7 lộc to, khoẻ và vặt bỏ toàn bộ các lộc bên dưới.
+ Khi đợt lộc thứ nhất chuyển sang bánh tẻ tiến hành tỉa định chồi lần 2: Trên mỗi đầu cành chỉ để từ 4 - 5 lộc to, khoẻ, phân bố đều quanh tán và vặt bỏ toàn bộ các lộc bên dưới. + Sau khi tỉa định chồi lần 2 cần thường xuyên vặt bỏ toàn bộ các lộc bên dưới. - Thời gian cưa đốn: Tháng 3 4 và tháng 8 – 9
Toàn bộ cây trước khi ghép 1 ngày phải được tưới đủ ẩm.
3. Thời vụ ghép
Thời vụ ghép kéo dài từ tháng 4 - 9. Thời vụ ghép tốt nhất: tháng 5 – 7.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Để giúp cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt, cho quả trái to, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, ngoài các kỹ thuật chăm sóc, bà con nông dân cần có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh để cho cây bưởi. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi trong số phát sóng hôm nay.
Làm sao sao để bảo quản trái bưởi tươi lâu và đẹp mã sau khi thu hoạch là điều mà không ít bà con nông dân đau đầu. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ chia sẻ tới bà con một số kỹ thuật bảo quản giúp trái bưởi tươi lâu và đẹp mã.
Bệnh cháy lá trên cây nhãn do nấm gây ra có thể đem đến những hậu quả nghiêm trọng cho vườn nhà bà con. Vậy làm cách nào để tiêu diệt mầm bệnh cũng như phòng ngừa hiệu quả cho vườn nhà? Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về loại bệnh này trong chương trình hôm nay.
Những năm gần đây, nhiều nông dân đã trồng và chăm sóc cây nhãn để cây ra hoa, cho quả vụ nghịch. Việc trồng nhãn trái vụ đã giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn giúp cây ra hoa và đậu quả trái vụ.
Bình luận