SỔ TAY NHÀ NÔNG: Cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây xoài
06:00, 25/04/2024
Xoài là loại trái cây đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà con đặc biệt với việc phát triển xuất khẩu, tuy nhiên các quốc gia nhập khẩu không chỉ yêu cầu mã quả đẹp mà chất lượng quả phải đảm bảo. Vì vậy, chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay hướng dẫn cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây xoài.
1. Kỹ thuật bón phân
- Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón mỗi gốc từ 200-400g phân NPK và khoảng 200g phân urê, lượng phân này được chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Về cách bón, có thể bón theo lỗ hoặc rải đều xung quanh gốc theo phạm vi của tán và cách gốc từ 0,3-0,5m. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây xoài phát triển ổn định. - Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-4kg/cây loại phân NPK và từ 2-3 kg phân hữu cơ, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi cây ra hoa). Lượng phân bón có thể tăng sau những năm trúng mùa để cây phục hồi sức cho trái năm sau.
2. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần. - Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC,... - Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng,... - Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L,... - Sâu đục thân, đục cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.
- Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC,... - Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP. - Bệnh thối đọt: Do nấm phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần nên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa. Trên trái, vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái. Cách phòng trị: dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật trồng cây bưởi cho hiệu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Trái bưởi từ lâu đã rất thân thuộc với bà con nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản trái bưởi tươi lâu và giữ mẫu mã đẹp. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ chia sẻ tới bà con một số kỹ thuật bảo quản trái bưởi tươi lâu và đẹp mã.
Trong quá trình phát triển, cây bưởi rất dễ bị sâu bệnh tấn công khiến cho cây chậm lớn, quả biến dạng, lá quăn queo,… Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu các loại sâu bệnh gây hại trên cây bưởi và biện pháp phòng trừ.
Cây xoài là giống cây rất phổ biến không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để trồng cây xoài cần lưu ý một số điều để đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng cây xoài đơn giản mà hiệu quả trong số phát sóng hôm nay.
Cắt tỉa cành giúp loại bỏ những cành già, cành mọc vượt, cành sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành khỏe, ra hoa nhiều và đậu quả tốt hơn. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây xoài đạt năng suất cao.