Việc lựa chọn loại phân phù hợp và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian bón sẽ giúp cây lúa hấp thụ dưỡng chất tối ưu, từ đó tăng cường sức đề kháng và hạn chế sâu bệnh và cho năng suất tốt. hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật bón phân cho cây lúa.
Yêu cầu đất đai và thời vụ trồng lúa mùa ở Việt Nam
Năng suất lúa cũng rất khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của đất. Đối với đất mặn yếu tố hạn chế chính là nồng độ Clo cao, nên phải sử dụng các giống có khả năng chịu mặn. Đối với đất phèn yếu tố hạn chế chính là thiếu lân và nồng độ sắt và nhôm cao, canh tác lúa trên loại đất này phải chọn những giống có khả năng chống chịu với các hạn chế trên. Đối với đất bạc màu, yếu tố hạn chế chính là hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu thấp.
Ở nước ta có 2 vùng khí hậu chính: Từ đèo Hải Vân trở ra phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nên trồng lúa có hai vụ chính: Vụ đông xuân và vụ mùa, để đạt năng suất cao phải chọn lịch gieo trồng thích hợp. Vụ mùa cũng được chia 3 vụ: Mùa sớm (gieo 5 -10/6, cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7, thu hoạch 5 - 15/9), mùa trung (gieo 15 -25/6, cấy 5 - 15/7, thu hoạch cuối tháng 10) và mùa muộn (gieo cuối tháng 6, đầu tháng 7, thu hoạch tháng 11) với các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau nhưng được chia 2 nhóm giống, lúa lai và lúa thuần.
Phía nam đèo Hải Vân khí hậu nhiệt đới điển hình có thể gieo trồng lúa ở bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy vậy vẫn có 3 vụ lúa chính, đông xuân, hè thu và (mùa) thu đông. Đối với vụ mùa (thu đông) do phụ thuộc thời gian của vụ đông xuân và hè thu nên cũng được chia 3 vụ: Thu đông sớm (gieo 26/7 thu hoạch 25/10), thu đông chính vụ (gieo 10/8 thu hoạch 9/11) và thu đông muộn (gieo 26/8 thu hoạch 25/11)
Lượng phân bón cho lúa
Tính toán lượng phân bón để đạt năng suất cao dự kiến được dựa trên lượng chất dinh dưỡng cần thiết để đạt năng suất dự kiến trong mối quan hệ lượng chất dinh dưỡng để tạo năng suất tối đa, lượng dinh dưỡng cung cấp từ đất và hệ số sử dụng chất dinh dưỡng. Dự kiến năng suất 7 tấn/ha cần bón 118kg N, 57kg P2O5 và 48kg K2O/ha. Còn với mức 5 tấn/ha chỉ cần bón 71kg N, 35kg P2O5 và 30kg K2O.
Lượng bón thực tế có thể dao động (10 - 20% tổng số đạm bón và ngày bón phụ thuộc trạng thái đạm của cây ở từng giai đoạn phát triển.
Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao) ngoài phân đạm cần phải bón thêm 20kg P2O5 và 30kg K2O/ha. Còn đối với vụ mùa lượng phân bón giảm 10% so với lúa xuân.
Ưu điểm của phân NPK-S Lâm Thao bón cho lúa mùa
Hiện nay, hàng loạt các sản phẩm phân bón hỗn hợp NPK và phân chuyên dùng được nghiên cứu một cách bài bản, có tỷ lệ NPK phù hợp cho mỗi loại cây trồng, cho từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu bón phân cân đối cho các cây trồng chính hiện nay.
Sử dụng phân hỗn hợp NPK Lâm Thao ngoài thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung,vi lượng, chất cải tạo đất. Đối với thành phần lân trong phân bón NPK-S Lâm Thao có loại tan ngay được trong nước cung cấp lân cho cây ở giai đoạn đầu, có loại lân chậm tan cung cấp lân ở giai đoạn sau.
Đây là một trong các giải pháp ưu việt của phân bón Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao nhằm mục đích nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón cho lúa mùa nói riêng, cũng như các loại cây trồng nói chung. 4. Liều lượng và phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao cho lúa mùa (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2)
Lúa lai hoặc lúa thuần có tiềm năng năng suất cao:
(Liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ kg/360m2)
Thời kỳ bón
Loại phân
Bón lót
Bón thúc đẻ nhánh
Bón thúc đón đòng
Phân chuồng
200÷300
NPK-S*M1 5.10.3-8
15÷20
NPK-S*M1 12.5.10-14
8÷9
7÷8
Lưu ý khi bón phân cho lúa:
+ Bón lót trước lần bừa cuối cùng.
+ Vụ mùa bón lót thấp hơn vụ xuân 5 kg; đối với giống lúa thuần, mức bón lót thấp hơn lúa lai 5 kg; bón thúc giữ nguyên.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật bón phân cho cây lúa đạt hiệu quả cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Như nhiều loại cây trồng khác, cây củ dòm cũng có thể bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến năng suất và dược tính của cây. Cùng chuơng trình Sổ tay Nhà nông hướng dẫn cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây củ dòm.
Nuôi đà điểu ngày càng trở nên phổ biến vì có thể mang lại giá trị kinh tế cao từ thịt, da và lông. Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của đà điểu, việc xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng chuồng trại cho đà điểu.
Trong quá trình nuôi, đà điểu rất dễ gặp một số bệnh về tiêu hoá và xương khớp do đặc tính giống loài và cách chăm sóc. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở đà điểu và cách phòng trị.
Bệnh ký sinh trùng không chỉ gây suy giảm sức khỏe, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm từ đà điểu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách phòng trị bệnh ký sinh trùng trên đà điểu