SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị

06:00, 04/04/2024

Cây na, một loại cây khá dễ trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, cách chăm sóc thì việc kiểm soát các loại sâu, bệnh hại trên cây trồng cũng rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị

  1. Các loại sâu bệnh trên cây na
 Các loại sâu bệnh hại trên cây na

 

Rệp sáp phấn: Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn trên lá, quả. Rệp sáp chích hút làm cho lá bị quăn, quả bị chai sần không lớn được ảnh hưởng đến mẫu mã của quả thương phẩm hoặc làm rụng quả non. Cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn Na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Sâu đục quả: Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20 - 22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả, sau đó đùn phân ra bên ngoài vỏ quả. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Giòi (ruồi) hại quả: Giòi màu trắng, không chân, thon dài. Sau khi nở giòi đục và gây hại trong quả na. Trưởng thành có màu vàng với vết sẫm màu ở trên ngực và bụng.

Bệnh thán thư: Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Bệnh thối rễ: Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

  1. Cách phòng trị:
Cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây na
  • Rệp sáp phấn:

Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.

Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Amamecin, Imidacloprid. Phun theo hướng dẫn trên bao bì.  Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7 - 10 ngày và chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

  • Sâu đục quả

Khi Na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: ViTako, Divin… phun heo hướng dẫn trên bao bì.

  • Ruồi

Dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, hạn chế sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc hóa học,  phân bón cần kết hợp phân hữu cơ vi sinh và bón NPK cân đối.

Dùng bẫy pheoromon, bẫy dính vàng: Khi cây đậu quả, treo bẫy dẫn dụ để diệt ruồi trưởng thành, treo 3-5 bẫy cho 1.000m2. Thường xuyên kiểm tra cứ 7-10 ngày đổ bỏ xác ruồi chết trong bẫy và tẩm thêm thuốc mới vào bẫy, tiếp tục treo lên cây

Khi quả na to với đường kính 3-5cm , dùng túi vải không dệt, bọc quả để hạn chế ruồi đục quả và rệp sáp hại quả na.

  • Bệnh thán thư

Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc: Metalaxy, Rhidomin….

  • Bệnh thối rễ

Biện pháp phòng trị : Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa. Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2 - 3 lần để hạn chế bệnh gây hại.

Trên đây là thông tin về một số sâu bệnh hại cây na và cách phòng trị, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com 

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Chuyển động Nhà nông 15/2: Giá su su và cà rốt ở Nghệ An "rơi tự do" sau Tết

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung chăm sóc lúa vụ Đông Xuân trước thời tiết thay đổi bất thường

Không khí lạnh tăng cường, nông dân Mù Cang Chải dùng nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi

Chuyển động Nhà nông 11/2: Đã có kết quả xét nghiệm mẫu trâu chết tại Quảng Trị

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Chuyển động Nhà nông 8/2: Ngăn chặn tình trạng trâu chết do tụ huyết trùng cấp tính ở Quảng Trị

Nhà vườn Đà Lạt trúng lớn vụ hoa đầu năm

Chuyển động Nhà nông 6/2: Đề xuất ưu đãi thuế cho dự án nông nghiệp

Lào Cai: Nhân rộng mô hình nuôi cá chép giòn và cá rô phi, nguồn thu chủ lực giúp nông dân Bảo Thắng làm giàu

Chuyển động Nhà nông 4/2: Lào Cai phấn đấu trồng mới 988ha chuối

Bánh tẻ Văn Giang - thức quà quê đậm đà hương vị truyền thống

Chuyển động Nhà nông 28/1: Mỹ ghi nhận đợt bùng phát đầu tiên của cúm gia cầm H5N9

Giá chuối tăng cao đến 600.000đ/nải, người dân tìm đến những trái cây khác thay vì chuối

Nhộn nhịp thủ phủ lá dong miền Bắc chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chuyển động Nhà nông 25/1: Gắn "hộ chiếu" để thúc đẩy xuất khẩu tôm hùm chính ngạch tới nhiều thị trường

Lan hồ điệp rực rỡ xuống phố chào Tết Ất Tỵ 2025

Câu chuyện làm giàu từ mật ngọt của một HTX tại Đan Phượng

Chuyển động Nhà nông 16/1: Đặc sản cam bù Hương Sơn sẵn sàng cho Tết Nguyên đán

Chuyển động Nhà nông 14/1: Chủ động các biện pháp ứng phó với không khí lạnh tăng cường

Supe Lâm Thao ra mắt thị trường 3 nhóm phân bón mới kỳ vọng trở thành “bạn của nhà nông”

Chuyển động Nhà nông 11/1: Khuyến cáo người dân không đánh bắt, mua bán, sử dụng cá nóc

Quảng Ngãi: Làng hoa Nghĩa Hà cung ứng nhiều giống hoa mới phục vụ Tết

Chuyển động Nhà nông 9/1: Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream

Quỹ Hỗ trợ nông dân sát cánh cùng hội viên phát triển kinh tế, cùng nhau thoát nghèo

Chuyển động Nhà nông 7/1: Nguồn cung thắt chặt, giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 300 - 500 đồng/kg

Nhiều nhà vườn tại Đà Lạt và vùng phụ cận thận trọng cho vụ hoa quan trọng nhất năm

Chuyển động Nhà nông 4/1: Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Quýt Nam Sơn tạo thu nhập bền vững cho người dân vùng cao

Vinarice: Hành trình 5 năm vì nền nông nghiệp Việt Nam hùng cường

Mộc Châu phát triển các mô hình canh tác hữu cơ phục vụ xuất khẩu sang thị trường Đài Loan

Cây mắc ca giúp người dân Điện Biên ổn định sinh kế, giảm nghèo bền vững

Chuyển động Nhà nông 2/1: Cà phê trong nước rớt giá, mất mốc 120.000 đồng/kg

Chuyển động Nhà nông 31/12: Nông sản Việt có mặt ở 200 quốc gia, vùng lãnh thổ

Chuyển động Nhà nông 28/12: Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD

Nữ "thuyền trưởng" Hưng Yên đưa một Hợp tác xã giàu lên từ rau, củ, quả

Nhiều giải pháp được đưa ra trong quản lý nhà kính nông nghiệp tại Đà Lạt

Loại quả đặc sản ở Hòa Bình giúp nhiều nông dân thành tỷ phú

Chuyển động Nhà nông 26/12: Cam 'tiến Vua' ở Nghệ An rụng hàng loạt, chủ vườn không dám nhận cọc của khách mua

Trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân Đan Phượng thu lợi nhuận lớn

Cận Tết, người dân Hòa Bình phấn khởi khi giá chuối tăng cao

Chuyển động Nhà nông 24/12: 'Thủ phủ' nho Ninh Thuận chuẩn bị cho vụ Tết năm 2025

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật "4 Đúng" vì sức khỏe cây trồng và con người

Chuyện về người thầy cả thập kỷ bám bản dạy bà con thoát nghèo

Chuyển động Nhà nông 21/12: Nông dân Nghệ An trồng loại cam 'tiến Vua' bán tại vườn 80.000 đồng/quả

Nông dân thắp đèn sản xuất vụ thanh long Tết

Xoá bỏ nhà kính Đà Lạt: Nông dân vẫn gặp nhiều trở ngại

Giá trị nhiều nông sản xuất khẩu được nâng cao nhờ chỉ dẫn địa lý

Chuyển động Nhà nông 19/12: Đàn khỉ đổ bộ cắn phá hoa màu của nông dân Quảng Ngãi