SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ

06:00, 21/03/2024

Cà chua là giống cây dễ trồng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi các loại sâu bệnh gây hại trên cây trồng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ

 

1. Bọ trĩ

Bọ trĩ

Đặc điểm hình thái và triệu chứng:

- Bọ trĩ rất nhỏ, mang 4 cánh dài, hẹp, màu vàng nhạt, thân dài khoảng 1mm.
- Sâu non chích hút ở lá non để lại những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, lúc đầu vàng trắng, sau biến thành nâu đen.Khi bị hại, các chồi non, lá non, nụ hoa không phát triển, cánh hoa bị quăn lại.
- Bọ trĩ thường phát triển và gây hại nặng trong mùa khô.
Biện pháp phòng trừ:
- Chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt hạn chế sự gây hại của bọ trĩ.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Abamectin (Silsau 1.8EC, 3.6EC) Spinetoram (Radiant 60SC)

2. Sâu đục trái cà chua

Sâu đục trái cà chua

Đặc điểm hình thái và triệu chứng:

- Trưởng thành là loài bướm có kích thước 18 - 20mm, sải cánh rộng 30 - 35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẫm.
- Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Trên thân có một dải đen mờ dài, đẫy sức dài 40mm.
- Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào trái, vết đục gọn, không nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả.
- Các lá và chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng trái sau này.
- Khi sâu non xâm nhập vào trái, thường làm trái bị thối, giảm chất lượng sản phẩm khi thu hái.
Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom và tiêu hủy triệt để quả đã bị sâu đục tiêu hủy.

3. Đốm vi khuẩn

Đốm vi khuẩn

Triệu chứng gây hại:

- Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch.

- Trên lá vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.
- Trên thân vết bệnh có màu xanh tối, không có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt, về sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi.
- Trên quả vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả còn xanh. Trên quả chín bệnh tạo thành những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3-6mm.

 Biện pháp phòng trừ:
- Dùng hạt giống sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ trước khi trồng.
- Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc Bismerthiazol (Anti-xo 200WP). Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và gốc kháng sinh để phòng trừ.

 4. Bệnh đốm vòng

230803_5.png

 

Triệu chứng:

- Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây.
- Trên lá: vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá trên. Vết bệnh hình tròn hoặc có cạnh, màu nâu sẫm, trên đó có các vòng tròn đồng tâm, màu đen.
- Trên quả: vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và cũng có vòng đồng tâm màu đen.
- Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.

 Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống kháng bệnh
- Luân canh cây trồng khác họ
- Vệ sinh đồng ruộng
- Dùng các loại thuốc: Mancozeb ( Manzate® - 200 75WG ) Prochloraz (Mirage 50 WP), Tebuconazole (Forlita 250 EW), Zineb (Zineb Bul 80WP), Ziram (Ziflo 76WG).

Trên đây là thông tin về một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Cách làm chuồng chuẩn nhất để nuôi chồn mốc sinh sản

Người dân Mù Cang Chải "hốt bạc" nhờ mạnh dạn trồng 1 loại cây 'hot trend" thay thế cây vụ đông truyền thống

Chanh mất giá, nông dân Đồng Tháp nỗ lực "giữ sức" cho cây chanh chờ giá

Bí mật vườn "hái ra tiền" quanh năm của nông dân Đắk Lắk

Bắc Kạn nâng tầm sản phẩm OCop thông qua việc xây dựng vùng nguyên liệu chuẩn VietGAP

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao

Loay hoay xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Vườn dâu tây gắn với du lịch trải nghiệm hút khách ngay giữa lòng thành phố Hòa Bình

Trồng mè thích ứng mùa khô - Hướng đi bền vững của nông dân Đồng Tháp

Lưu ý khi thụ phấn bổ sung cho bưởi Phúc Trạch để đảm bảo đậu quả cao

Tiêu được giá mất mùa, người trồng tiêu Đắk Lắk lo "mất ăn mất ngủ"

Bài học "xương máu" từ vụ sầu riêng mất giá

Nuôi cá lồng trên dòng sông Năng ở huyện Ba Bể, nhiều nông dân thu cả chục triệu đồng mỗi lồng

Nông dân miền Tây phát huy kinh nghiệm né mặn

Trồng nho cải tiến ở Đồng Tháp: Người dân phủ bạt nilon kết hợp giàn thép kiểm soát sâu bệnh hiệu quả

"Làm đẹp" cho quất cảnh, người dân thu bạc triệu mỗi ngày

Cao Bằng: Tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình làm vườn

Hải Dương: Triển vọng niên vụ vải 2025

Gia Lai: Nông dân liên kết sản xuất thông qua các tổ hợp tác, nông hội

Nông dân Hà Giang chuyển đổi sang trồng hoa tăng thu nhập

Hải Dương: Vải Thanh Hà ra hoa đạt 98%

Bà Rịa-Vũng Tàu: Giá heo tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi tái đàn

Ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến nghị gì trong sản xuất nông nghiệp khi xuất hiện mưa trái mùa?

Ninh Bình: Tăng cường tái đàn gia súc, gia cầm

Chuyển động Nhà nông 22/2: Ngư dân Quảng Ngãi mất mùa cá ngừ đại dương

Trồng mồng tơi lấy hạt, ít công chăm sóc nhưng cho hiệu quả cao

Thái Nguyên: Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ lúa xuân

Chuyển động Nhà nông 20/02: Thủ tướng yêu cầu các Bộ triển khai giải pháp hỗ trợ nông dân

Thừa Thiên Huế: Nông dân thoát nghèo từ các mô hình trang trại

Nông dân Sóc Trăng thận trọng trong vụ Tôm nước lợ 2025

Chuyển động Nhà nông 18/02: Giá heo hơi bất ngờ quay đầu giảm

Chuyển động Nhà nông 15/2: Giá su su và cà rốt ở Nghệ An "rơi tự do" sau Tết

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung chăm sóc lúa vụ Đông Xuân trước thời tiết thay đổi bất thường

Không khí lạnh tăng cường, nông dân Mù Cang Chải dùng nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi

Chuyển động Nhà nông 11/2: Đã có kết quả xét nghiệm mẫu trâu chết tại Quảng Trị

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Chuyển động Nhà nông 8/2: Ngăn chặn tình trạng trâu chết do tụ huyết trùng cấp tính ở Quảng Trị

Nhà vườn Đà Lạt trúng lớn vụ hoa đầu năm

Chuyển động Nhà nông 6/2: Đề xuất ưu đãi thuế cho dự án nông nghiệp

Lào Cai: Nhân rộng mô hình nuôi cá chép giòn và cá rô phi, nguồn thu chủ lực giúp nông dân Bảo Thắng làm giàu

Chuyển động Nhà nông 4/2: Lào Cai phấn đấu trồng mới 988ha chuối

Bánh tẻ Văn Giang - thức quà quê đậm đà hương vị truyền thống

Chuyển động Nhà nông 28/1: Mỹ ghi nhận đợt bùng phát đầu tiên của cúm gia cầm H5N9

Giá chuối tăng cao đến 600.000đ/nải, người dân tìm đến những trái cây khác thay vì chuối

Nhộn nhịp thủ phủ lá dong miền Bắc chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chuyển động Nhà nông 25/1: Gắn "hộ chiếu" để thúc đẩy xuất khẩu tôm hùm chính ngạch tới nhiều thị trường

Lan hồ điệp rực rỡ xuống phố chào Tết Ất Tỵ 2025

Câu chuyện làm giàu từ mật ngọt của một HTX tại Đan Phượng