Hội Nước sạch và Môi trường VN: Nhà máy giấy Thuận Phát để lại hậu quả "khủng khiếp" cho môi trường

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam khẳng định, mức độ nghiêm trọng về môi trường của vụ việc tại nhà máy giấy Thuận Phát là "khủng khiếp"; đồng thời cũng cho rằng cần rút giấy phép hoạt động của nhà máy này.

Suối Cái “hồi sinh” sau 4 tháng nhà máy giấy Thuận Phát dừng hoạt động

Sau 4 tháng, kể từ khi nhóm phóng viên báo NTNN/điện tử Dân Việt phát hiện và có những phản ánh liên tiếp trên mặt báo, giờ đây dòng suối Cái đã “thay da đổi thịt”.

NÔNG THÔN XANH: Báo chí truyền thông, những "người đồng hành" trong bảo vệ môi trường các dòng sông, suối

Bên cạnh những giải pháp kỹ thuật giúp phục hồi các dòng sông, suối bị ô nhiễm, suy thoái, thì vai trò của các công cụ pháp luật, báo chí, truyền thông cũng rất quan trọng. Đó là động lực, đồng thời là "người đồng hành", để cùng các giải pháp kỹ thuật triển khai một cách đồng bộ, mang lại hiệu quả cao.

Chủ tịch huyện Đà Bắc: Sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà máy giấy Thuận Phát nếu cần thiết

Trong buổi làm việc với Báo NTNN/Dân Việt vào chiều ngày 04/04/223, ông Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, đã đến thời điểm hết hiệu lực của Quyết định đình chỉ sản xuất nhà máy giấy Thuận Phát, tuy nhiên huyện vẫn chưa nhận được báo cáo hoạt động từ nhà máy.

NÔNG THÔN XANH: Nghịch lý - Sống cạnh dòng suối, nhưng nông dân vẫn "khát"

Dòng suối Cái có lưu lượng nước khá lớn, đủ để cung cấp cho cả vùng nông nghiệp thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ, dù sống cạnh nguồn nước dồi dào, người nông dân nơi đây vẫn phải lặn lội đi hàng chục km để tìm nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

NÔNG THÔN XANH (Trailer): Vì sao dòng suối Cái bị "bức tử"?

Từ một dòng suối trong xanh và trù phú, hạ lưu suối Cái chảy qua huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giờ đây chỉ còn một màu đen kịt, đục ngầu, lềnh phềnh váng bọt trắng xóa, bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Gần như chẳng một sinh vật nào còn tồn tại dưới dòng suối đục ngầu này.