Gỏi "sầu đâu" An Giang, hương vị độc đáo miền sông nước miền Tây

Hồng Phúc
.
11:42, 09/04/2024

Gỏi "sầu đâu" An Giang, với vị đắng rất đặc trưng của mình, là một trong những món đặc sản nổi tiếng tại miền sông nước miền Tây. Gỏi sầu đâu là một sự kết hợp của tất cả những vị đắng, chua, mặn, ngọt. Vì thế, mà món gỏi này đã được du khách khắp đất nước ưa chuộng.

Gỏi sầu đâu An Giang, vị đắng độc đáo sông nước miền Tây.

Gỏi sầu đâu An Giang, một trong những món ăn đặc sản nức tiếng của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Cứ vào mùa sầu đâu, những người dân nơi đây lại thay phiên nhau đi hái về làm gỏi. Gỏi sầu đâu là một sự kết hợp của tất cả những vị đắng, chua, mặn, ngọt. Vì thế, mà món gỏi này đã được du khách khắp đất nước ưa chuộng.

Gỏi sầu đâu vốn không phải là món được Việt Nam sáng tạo ra mà được du nhập từ một bộ phận người Khmer sống ở gần biên giới. Với vị đắng đặc trưng cùng cách chế biến độc đáo, gỏi sầu đâu đã dần phổ biến hơn và trở thành món ăn dân dã không thể thiếu trong cuộc sống của người dân An Giang khi đến mùa. Và không chỉ là món ăn quen thuộc của dân địa phương, gỏi sầu đâu cũng rất được du khách thích thú, vì hương vị có một không hai của mình. Theo người An Giang, khi ăn vào một đĩa gỏi, bạn sẽ được trải qua nhiều hương vị khác nhau nhưng vị đắng hậu ngọt của sầu đâu là rõ nhất. Tuy nhiên, vì có vị đắng khá đặc trưng nên sẽ hơi khó ăn với những người mới thử.

Đĩa gỏi sầu đâu nức tiếng An Giang

Sầu đâu sau khi mang về sẽ được trụng sơ qua nước sôi để giảm vị đắng. Sau đó được trộn chung với các nguyên liệu như tôm, thịt luộc, dưa leo, xoài sống thái sợi vừa ăn. Tất cả sẽ được trộn chung với nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Vậy là đã có ngay một đĩa gỏi sầu đâu An Giang đúng điệu. Tuy nhiên, để món gỏi sầu đâu An Giang thêm hoàn chỉnh thì không thể thiếu sốt mắm me chấm gỏi. Vị mắm me mằn mặn, chua chua cùng mùi thơm nồng của tỏi và ớt băm khiến món gỏi sầu đâu An Giang thêm phần hấp dẫn. 

Lá cây Sầu đâu. Ảnh: Báo An Giang

Những ai lần đầu ăn gỏi sầu đâu An Giang có thể sẽ khó quen vì cái vị đăng đắng đặc trưng của sầu đâu. Nhưng khi nhai kĩ rồi nuốt xuống thì lại thấy dâng lên một vị ngọt nhè nhẹ rất thú vị. Vì thế mà người ta mới càng muốn thưởng thức thêm cái món ăn dân dã mà đầy mê hoặc này của đất An Giang. Và dĩ nhiên không chỉ có vị đắng, gỏi sầu đâu An Giang còn là sự kết hợp tuyệt vời giữa các hương vị. Vị đắng của sầu đâu hoà cùng vị mặn của khô cá sặc, cái beo béo của thịt và chua ngọt từ sốt mắm me khiến ai đã thử qua sẽ không bao giờ quên. 

 

 

 

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo Làng bè Châu Đốc rực rỡ sắc màu - điểm đến du lịch hấp dẫn miền sông nước

Nhiều diện tích cà phê bị cháy khô do hạn hán tại Đắk Mil

Thái Nguyên: Huyện Phú Lương nỗ lực về đích nông thôn mới

Xuất trái bưởi tươi sang thị trường Úc và những điều cần lưu ý

Người dân chân đèo Đá Chát (Quảng Ngãi) rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt

Cảnh báo triều cường khu vực Đông Nam Bộ, tăng nguy cơ xâm nhập mặn

Độc đáo hàng chục loại bánh sầu riêng của bà con miền Tây

Chăm sóc lúa chiêm xuân ứng phó với thời tiết nắng nóng, khô hạn

Nâng tầm kinh tế và phát triển du lịch từ giá trị cây sen ở Đồng Tháp

Hàng chục đoạn bờ sông bị sạt lở, tỉnh An Giang ra cảnh báo "nóng"

Nắng nóng, giá dừa tươi liên tục tăng giá

Đầm sen “khủng” ở trung tâm nội thành Quảng Ngãi khoe sắc tươi mát dưới nắng lửa

Sầu riêng ở Bình Phước chết hàng loạt do nấm bệnh

Hơn 2.600 ha vườn dừa ở Bến Tre bị nhiễm sâu đầu đen

Sức mua tăng, nhiều loại cây giống tăng giá

Lan toả ý thức sống xanh qua những quán nước "tử tế" với môi trường

Hàng trăm người dân đổ xô ra nhặt "lộc biển" ở Cửa Lò

Nghề cói Kim Sơn trở thành Di sản phi vật thể quốc gia

Liên kết sản xuất lúa vừa giúp tăng giá trị sản xuất vừa tạo đầu ra ổn định

Nước mía giải khát tăng mạnh lượng tiêu thụ gấp 3 lần giữa thời tiết nắng nóng

Pháo đất – Một trò chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội của người dân Hải Dương

Núi Bà Đen điểm đến thu hút trên 3 triệu du khách

Tình trạng vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày nghỉ lễ tăng cao tại Hải Dương

Trải nghiệm du lịch độc đáo tại vùng đất của những cây chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuối

Cảnh sắc tuyệt đẹp của biển vô cực tại tỉnh Thái Bình

Dừa Miền Tây "cháy hàng", thương lái Trung Quốc tăng mua

"Hòn ngọc" hồ Ba Bể, điểm đến kỳ thú của giới trẻ dịp lễ 30/4 – 1/5

Chuyển đổi số - Điểm tựa vững chắc đưa chè Shan Tuyết vươn xa trên thị trường quốc tế

Kiệt tác nơi suối Cửa Tử giữa thiên nhiên đại ngàn

Mê hoặc thế giới các loài bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Thăm đất chè Văn Hán, nơi có nhiều tiềm năng về du lịch trải nghiệm

Niềm tự hào về miền quê cách mạng Nhân Nghĩa của những "triệu phú nông dân"

Hạn hán có xu hướng lan rộng ở Trung Bộ

Những giọt nước nghĩa tình giúp đỡ bà con trong tình trạng nắng hạn, ngập mặn

Chú gà "không lông" đặc biệt, thu hút hàng trăm người xem, tại tỉnh Hậu Giang

Múa dân ca Cao Lan - Nghệ thuật dẫn lối cộng đồng

Hoa Phượng, hoa Hoàng Hậu nở đua sắc rực rỡ, kiêu sa một góc trời miền Tây

Thăm ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi thời vua Lê Thánh Tông ở xứ Huế

Tràm Chim, tự biến mình thành "Điểm đến triệu lượt khách" của Đồng Tháp

Lễ hội cầu mưa - Nét đẹp văn hoá bao đời của người dân Bahnar

"Nụ cười mùa ruốc" của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt gần bờ

Thông xe cầu Châu Đốc – "Nhịp cầu nối những bờ vui" của người dân An Giang

Đậm đà văn hóa Thái trong Lễ hội Then Kin Pang (Lai Châu)

Lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ nước ngọt, thuốc men cho người dân vùng hạn mặn

Hàng trăm học sinh hào hứng trải nghiệm làm nông dân ngày mùa thu hoạch ở vựa lúa Quảng Ngãi

Câu chuyện về chiếc bánh Công tử Bạc Liêu

Những chiếc bánh Nam Bộ đậm đà "hương quê" trong nhịp sống hiện đại

Nghề làm tôm khô Cà Mau - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia