Mô hình nuôi gà thả vườn lấy trứng đang phát triển ở rất nhiều địa phương. Tuy nhiên, vì những đặc thù riêng biệt của mô hình thả vườn, nên việc chăm sóc đàn gà nuôi lấy trứng sẽ có nhiều khác biệt so với mô hình nuôi nhốt. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn đẻ trứng.
Gà trong giai đoạn đẻ trứng
- Chuyển gà đến khu vực có ổ đẻ trước 3 ngày trước khi đến giai đoạn cần đẻ.
- Mật đổ chuồng đẻ từ 3 - 3,5 con/m2.
- Một ngày có thể thu hoạch 4 lần trứng và bảo quản trong phòng mát với nhiệt độ từ 13 - 18 độ C, độ ẩm 75 - 80 độ C.
- Chu kỳ đẻ trứng của gà kéo dài từ 15 - 20 ngày sẽ thôi đẻ và ấp.
- Lưu ý:
+ Gà đang đẻ bình thường nhưng ngừng đẻ, mào đỏ tươi hơn hoặc đẻ ra trứng gà xù xì mặc dù ăn uống bình thường thì có thể gà đang bị viêm phế quản truyền nhiễm, bà con nên tiêm vacxin IB chủng H52.
+ Gà đẻ ra quả trứng không bình thường, khác với màu đặc trưng, xù xì, kích thước không đồng đều,… là hội chứng giảm đẻ ở gà. Bà con nên tiêm vacxin nhũ dầu EDS 76, đồng thời cho uống thuốc Embirio - Stimulan, 1 - 2 gam/lít nước trong vòng 3 tuần.
Cai ấp cho gà
- Mỗi lần gà vào ấp thì đem nhúng xuống nước 2 lần/ngày, nhốt gà ở nơi có nhiều ánh sáng, cung cấp đủ thức ăn, vitamin.
- Nhốt gà mái vào lồng, ghép chung với gà trống, trông không cho tiếp xúc với ổ đẻ.
- Buộc phần cánh của gà để gà không thể gấp trứng.
- Xua gà mái ra khỏi ổ.
- Cho gà uống thuốc aspirin từ 1-2 viên/con/ngày hoặc anlgin 150 - 200mg/con/ngày để giảm thân nhiệt cho gà.
- Cho gà ăn nguồn thức ăn giàu protein và rau xanh.
Thức ăn cho gà đẻ trứng
- Cần đảm bảo cung cấp cho gà tỉ lệ protein thô từ 16 - 18 % và 2.750 Kcal.
- Ngoài ra bà con cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin, ACID Pantothenic, ACID Folic, Biotin, Cholin Clorid,… trong khẩu phần ăn hàng ngày của gà đẻ trứng thả vườn.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn đẻ trứng đạt hiệu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Nuôi vịt trời hiện nay không khó, tuy nhiên để vịt trời có được chất lượng thịt tốt, năng suất cao thì chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho vịt trời theo từng giai đoạn.
Mùa mưa đến là thời điểm thích hợp cho việc chăn nuôi vịt trời, nhưng cũng là lúc các loại bệnh gây hại cho đàn vịt có điều kiện thuận lợi để phát sinh gây hại cho đàn vịt trời. Do vậy, chương trình Sổ tay Nhà nông ngày hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở vịt trời và cách phòng trị chúng.
Chế độ dinh dưỡng đối với vật nuôi luôn là yếu tố hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm đầu ra. Đối với gà thả vườn cũng tương tự, để năng suất và chất lượng thịt gà tốt bà con cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho đàn gà. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về nội dung này.
Vào giai đoạn sinh sản, vịt trời cần có chế độ dinh dưỡng cao hơn so với nhu cầu bình thường. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về chế độ thức ăn của vịt trời trong giai đoạn sinh sản.
Bình luận