Để giúp cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt, cho quả trái to, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, ngoài các kỹ thuật chăm sóc, bà con nông dân cần có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh để cho cây bưởi. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi trong số phát sóng hôm nay.
Các loại sâu bệnh thường gặp:
- Sâu vẽ bùa: sâu sẽ ăn lớp biểu bì trên lá, cành và quả non tạo thành các lớp ngoằn ngoèo và phủ sáp trắng lên trên.
- Bọ xít xanh: các ấu trùng của bọ xít xanh sẽ chích hút dịch quả, chỗ vết chích có chấm nhỏ và quầng màu nâu xung quanh. Trái còn nhỏ thì sẽ bị vàng, rám và rụng sớm. Quả đã lớn thì dễ bị thối rụng.
- Nhện đỏ: nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ dưới bề mặt lá, sau đó hút dịch khiến lá bị héo. Trên lá nơi nhện tụ tập xuất hiện những vòng tròn, lá bị bạc và hơi phồng.
- Rệp muội xanh và rệp muội đen: Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, cành non khiến lá vàng úa, xoắn rộp đồng thời rệp tiết nước nhờn khiến là bị muội đen.
- Rệp sáp: rệp sáp chích hút lá, cành, quả, cuống quả khiến lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết. Cùng với đó, quả cũng có thể bị biến màu hoặc biến dạng, phát triển kém và rụng sớm.
- Sâu đục thân: Sâu đục thân thường đẻ vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Khi sâu non nở ra sẽ tiếp tục đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Bệnh loét: lá xuất hiện các vết màu nâu, hình tròn, có thể lốm đốm hoặc dày đặc. Trên bề mặt của vết bệnh trông sần sùi như ghẻ lở, thường màu vàng hoặc màu nâu.
- Bệnh sẹo: lá và quả xuất hiện nhiều nốt nổi gồ ghề, màu nâu. Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ trên mặt lá, màu vàng rơm.
- Bệnh chảy gôm: ở giai đoạn đầu, vỏ cây thường sẽ bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm). Khi bóc lớp vỏ này ra, phần gỗ bị bệnh sẽ có màu xám với các mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Cách biện pháp phòng trừ:
- Sâu vẽ bùa: phun phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, quả non. Hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ 1 - 2 cm và quả non có đường kính 2 - 3 cm, phun ướt hết mặt lộc non, quả non.
- Bọ xít xanh: dùng vợt hoặc tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm và chiều mát. Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng đi tiêu hủy.
- Nhện đỏ: phun ngừa lúc cây ra lộc non, quả non và sau khi cây đậu quả 10 - 15 ngày, phun ướt cả 2 mặt lá.
- Rệp muội xanh và rệp muội đen: cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập chung. Phun ngừa 1 - 2 lần ở thời kỳ lộc non.
- Rệp sáp: phun ngừa 1 - 2 lần ở thời kỳ lá non. Pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để phun khi rệp xuất hiện.
- Sâu đục thân: thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc, sâu non. Nếu phát hiện vết đục sớm, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt. Quét vôi hàng năm vào gốc cây và cành cấp 1 để diệt trứng.
- Bệnh loét: bà con có thể phun Boocdo 1% ( với 15gr sunphat đồng và 20gr vôi tôi hoặc 20 lít nước), Kocide 53.8 DF.
- Bệnh sẹo: cắt bỏ và tiêu hủy những bộ phận bị nhiễm bệnh. Thêm vào đó, phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm như: Kocide 53.8 DF, Kasuran 0,2%, Mancozeb 0,2%. .
- Bệnh chảy gôm: Nếu cây chỉ bị nhẹ, bà con chỉ cần phun Aliette 800WP nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây. Nếu phát hiện cây xuất hiện vết hại cục ở phần thân gốc, cần cạo sạch vết bệnh và dùng thuốc Aliette 800WP nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.
Trên đây là thông tin về dấu hiệu nhận biết các của một số sâu bệnh gây hại trên cây bưởi và biện pháp phòng trừ mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Sâu đục thân, đục cành, rầy, rệp,... là những loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây mít Thái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng những loại sâu bệnh phổ biến này.
Bón phân đúng kỹ thuật và đúng liều lượng sẽ giúp cây mít Thái phát triển tốt, cho trái to, mẫu mã đẹp và đem về hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà con nông dân hãy cùng tham khảo kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Tỉa cành cho cây mít Thái đúng cách sẽ giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, cho trái to với mẫu mã đẹp. Bà con hãy cùng tham khảo cách cắt tỉa cành cho cây mít Thái trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Để trồng bưởi cho năng suất cao, chất lượng trái tốt bà con cần lưu ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Bón phân đúng cách sẽ giúp cây bưởi phát triển tốt, cho trái ngọt, mọng nước và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng tìm hiểu kỹ thuật bón phân cho cây bưởi.
Để trồng cây bưởi đạt tỉ lệ sống cao, bà con nông dân cần nắm vững những kỹ thuật như: chọn giống, chọn đất, kỹ thuật trồng,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con nông dân tìm hiểu về những kỹ thuật trồng.
Bình luận