Để trồng bưởi cho năng suất cao, chất lượng trái tốt bà con cần lưu ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Bón phân đúng cách sẽ giúp cây bưởi phát triển tốt, cho trái ngọt, mọng nước và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng tìm hiểu kỹ thuật bón phân cho cây bưởi.
Bón lót:
Cách bón:
- Cây từ 1 - 3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/ tháng.
- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/ năm, bón theo tán cây với lượng phân bón mỗi gốc:
+, Lần 1: sau khi thu hoạch, bón phân hữu cơ sinh học hoặc phân chuồng.
+, Lần 2: trước khi ra hoa 1 tháng, bón phân NPK.
+, Lần 3: sau khi đậu trái 1 tháng, bón phân NPK.
+, Lần 4: trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón phân NPK.
Bón phân trong các giai đoạn:
- Giai đoạn xử lý trước cây ra hoa: Ở thời điểm này nên bón phân có chứa hàm lượng lân và kali cao, đạm thấp. Liều lượng bón tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, chế độ phân bón sử dụng trước đó. Sau khi xử lý bằng cách tạo khô hạn từ 20 - 25 ngày thì tiến hành bón phân NPK để thúc đẩy cây ra hoa. Liều lượng bón từ 0,5 - 2kg tùy vào lượng hoa trên cây.
- Giai đoạn chăm sóc hoa và xử lý đậu trái: Sau khi cây nhú mầm hoa từ 15 - 20 ngày tiến hành bón phân NPK. Sau 30 - 35 ngày thì bón phân NPK kết hợp một ít Kali. Liều lượng bón từ 0,5 - 2kg tùy vào lượng hoa trên cây.
- Giai đoạn đậu trái và trái phát triển: Bón khoảng 4 - 5 lần phân NPK, bón lần đầu khoảng 1 tháng sau khi đậu trái, sau đó mỗi tháng bón lần. Liều lượng tùy thuộc vào mỗi cây, mà lượng phân gia giảm từ 2 - 3kg phân NPK/ cây.
- Giai đoạn 2 tháng trước khi thu hoạch: Bón phân NPK và Kali với tỷ lệ 1:1. Liều lượng khoảng 0,5 - 1kg/ cây.
- Gia đoạn sau thu hoạch trái: Trong thời điểm này, nên bón phân NPK có nhiều đạm và lân. Liều lượng bón tùy thuộc vào mỗi cây, có thể bón từ 1-2 kg phân NPK cho cây từ 4 - 6 năm tuổi.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật bón phân cho cây bưởi đạt hiệu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Nuôi cá chép thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng trị những căn bệnh này.
Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi nên đã được trồng khá phổ biến ở nước ta. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách trồng và chăn sóc loại cây ăn trái này.
Sâu đục thân, đục cành, rầy, rệp,... là những loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây mít Thái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng những loại sâu bệnh phổ biến này.
Bón phân đúng kỹ thuật và đúng liều lượng sẽ giúp cây mít Thái phát triển tốt, cho trái to, mẫu mã đẹp và đem về hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà con nông dân hãy cùng tham khảo kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.