Sâu đục thân, đục cành, rầy, rệp,... là những loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây mít Thái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng những loại sâu bệnh phổ biến này.
Sâu đục thân, đục cành
Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.
Biện pháp: Sử dụng thuốc trừ sâu vào giai đoạn cây ra lá non, đặc biệt là đầu mùa mưa.
Ruồi đục trái
Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái.
Biện pháp: Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vì có thể gây tồn dư độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sâu đục trái
Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
Biện pháp: Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học, sử dụng CNS-RS phun để phòng trừ hoặc bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
Sâu bệnh hại trên cây mít – Rầy, rệp
Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình. Kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mít: Rầy rệp khi điều tra có mật số cao nên sử dụng Bassan 50EC, Basudin 50EC…
Lưu ý:
– Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp sinh học tăng cường thiên địch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh.
– Cây mít dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng nếu bà con chủ quan không để ý để xử lý các loại sâu bệnh trên thì cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, giảm hiệu quả kinh tế sau này.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ giúp đàn cá của bà con nông dân phát triển khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chuẩn bị ao nuôi cá chép.
Để tăng năng suất mùa vụ và giảm thiểu chi phí chăn nuôi, nhiều bà con đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ ghép cá chép bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình đến nay đã cho hiệu quả kinh tế khá cao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thâm canh hai loại cá này.
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Nuôi cá chép thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng trị những căn bệnh này.
Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi nên đã được trồng khá phổ biến ở nước ta. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách trồng và chăn sóc loại cây ăn trái này.