Úm gà luôn là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Khi người chăn nuôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì đàn gà con sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật, cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật úm gà con giúp đạt tỉ lệ sống cao nhất.
Khâu chuẩn bị úm gà cần các bước sau:
Sát trùng chuồng trại: Bà con sử dụng các dung dịch sát trùng, diệt khuẩn dùng trong chăn nuôi để phun kĩ chuồng trại từ 2-3 lần trước khi nhập gà về nuôi để tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh ẩn nấp trong môi trường sống của gà con.
Chuẩn bị trấu tươi, sát trùng , phơi khô. Trấu tươi là trấu vừa xay xát, còn thơm mùi lúa, không lẫn tạp chất, màu sắc tươi sáng, tơi xốp, không ẩm mốc. Bà con tiến hành rải trấu một lớp khoảng 20cm, phun sát trùng một lượt sau đó tiếp tục rải lớp tiếp theo và phun sát trùng, tiến hành như vậy cho đến khi hết lượng trấu để đảm bảo trấu được sát trùng đều và đầy đủ.
Cách tiến hành làm quây úm:
Bà con tạo quây úm đường kính 3m, có thể dùng thép hoặc tre để cài quây úm lại thành vòng tròn, không được dùng quây úm có các góc cạnh vì khi mất điện gà sẽ tập trung ở góc và đè giẫm lên nhau gây chết.
Rải đều trấu chuẩn bị lên nền quây úm một lớp dày tầm 5cm và cán bằng để tạo lớp lót nền khô ráo, sạch sẽ cho gà.
Lắp đặt bóng chiếu sáng và cung cấp nhiệt cho gà, số lượng 2 bóng, lắp hơi gần nhau vào giữa quây úm.
Thực hiện úm gà:
Kiểm tra chất lượng gà giống như giấy phép tiêm chủng các loại vắc xin, kiểm dịch,... Kiểm tra sức khỏe gà con, loại bỏ những con yếu ớt, bết lông, khoèo chân, quặp mỏ; chỉ chọn những con khỏe mạnh, lông bông để đem vào úm.
Gà sau khi vận chuyển xa nên cho uống đường Gluco để khôi phục sức khỏe cho đàn gà.
Cho gà ăn 8-10 lần một ngày, mỗi lần cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, rải mỏng. Trung bình 2 tiếng cho ăn một lần để thức ăn luôn tươi mới.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Bệnh thối trái non là căn bệnh phổ biến trên cây dưa lưới. Loại bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về căn bệnh này trong số phát sóng hôm nay.
Dưa lưới là một loại cây ưa nắng nên đất trồng yêu cầu phải có độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, trước khi trồng, bà con nên sử dụng phân bón để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây dưa lưới giai đoạn cây con.
Ở giai đoạn gà đẻ trứng, tất cả các yếu tố như nước uống, thức ăn, môi trường sống,... đều cần được quản lý chặt chẽ. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi gà thả vườn bước vào giai đoạn đẻ trứng.
Lựa chọn đúng loại thức ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về thức ăn cho đàn gà nuôi thả vườn theo từng giai đoạn.
Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính là bệnh tụ huyết trùng ở gà. Căn bệnh này thường xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về căn bệnh này.
Bình luận