Khi làm giàn cho cây nho, người nông dân cần lưu ý rất nhiều yếu tố như chất liệu giàn, chiều cao giàn, độ rộng,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ cách làm giàn cho cây nho giúp cây có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Hướng dẫn kỹ thuật làm giàn cho cây nho
Xác định khoảng cách, vị trí cọc giàn
- Cọc giàn có thể là cọc gỗ hoặc cọc bê tông.
- Tùy vào mật độ trồng để xác định khoảng cách đặt cọc, thông thường cọc cách cọc 10m.
- Hai cọc biên cắm xiên 30 độ và neo chắc chắn.
Dựng cột, căng dây
2.1. Dựng cột
- Đào lỗ sâu 50-60cm để chôn cột (trụ). Trụ cao từ 2,0 - 2,2m, nén chặt đất xung quanh trụ để trụ đứng vững.
2.2 Căng dây
- Dùng dây kẽm có đường kính 1,5 – 2,0 mm căng từ trụ này đến trụkia tạo thành ô vuông,
- Dùng dây kẽm 1mm hoặc cước 2mm đan lưới ô vuông trên giàn, khoảng cách giữa các dây 25 – 30cm.
Cắm cây cho nho leo
3.1. Cắm cây
- Cây choái nên chọn những cây dài 2,0 - 2,4m và thẳng.
- Buộc dây vào cây choái cho chắc chắn đồng thời tỉa bỏ chồi phụ ở nách lá, tua cuốn để tập trung dinh dưỡng cho cây mau lớn
3.2. Cột cây nho vào cây choái
- Khi cây nho bắt đầu có tua cuốn thì phải cột vào cọc để gió không làm hỏng ngọn, loại bỏ cành nách và ngắt râu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Ở giai đoạn gà đẻ trứng, tất cả các yếu tố như nước uống, thức ăn, môi trường sống,... đều cần được quản lý chặt chẽ. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi gà thả vườn bước vào giai đoạn đẻ trứng.
Lựa chọn đúng loại thức ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về thức ăn cho đàn gà nuôi thả vườn theo từng giai đoạn.
Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính là bệnh tụ huyết trùng ở gà. Căn bệnh này thường xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về căn bệnh này.
Úm gà luôn là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Khi người chăn nuôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì đàn gà con sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật, cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật úm gà con giúp đạt tỉ lệ sống cao nhất.
Công đoạn tỉa cành, tạo tán cho cây nho sữa luôn là một công đoạn đòi hỏi đúng kỹ thuật và đúng thời điểm thì cây mới có thể phát triển khoẻ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật này.
Bình luận