Công đoạn tỉa cành, tạo tán cho cây nho sữa luôn là một công đoạn đòi hỏi đúng kỹ thuật và đúng thời điểm thì cây mới có thể phát triển khoẻ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật này.
Cắt cành là việc làm quan trọng trong nghề trồng nho, để loại bớt đi những bộ phận của cây nho như cành, ngọn, lá …Cây nho ra hoa ở những cành non. Nếu không cắt cành, cây nho vẫn có thể nẩy một số ít mầm, nhưng không thể cho năng suất cao. Mục đích của việc cắt cành là:
Để điều hòa lượng cành gỗ vừa phải, duy trì cây nho ở dạng có lợi theo mong muốn, có thể quản lý dễ dàng, tạo điều kiện cho cây nho có sức sống tốt nhất, ổn định năng suất qua các năm.
1. Tạo tán theo hệ thống giàn lưới qua đầu
Sau khi lựa chọn được các cành cấp 1, bà con tiến hành tạo tán như sau: Để các tay chính phát triển đến tận ngoại vi của giàn rồi bấm ngọn. Cành thứ cấp được mọc ra từ cành cấp 1, bà con để khoảng cách 35 - 40cm một cành, các cành cách đều về hai phía. Từ cách cấp 3, bà con giữ cành để lấy quả.
Ngoài ra, bà con có thể không cho cành chính phát triển dài mà tiến hành bấm ngọn ngay khi được 50 - 60cm, từ đó để 2 - 3 cành cấp 2, tiếp tục như thế đến cành cấp 3 thì có thể lấy quả vụ đầu.
2. Tạo tán theo hệ thống tạo hình chữ T
Đây cũng là một trong những kiểu giàn phổ biến. Khi bà con cắt cành nhằm tạo tán theo hình chữ T, chỉ để lại 2 cành cấp 1 mọc ngược chiều. Khi hai cành cấp 1 dài 0,75m thì bấm ngọn cho ra cành cấp 2. Việc này sẽ khiến các cành cấp 2 mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia.
Khi cành cấp 2 đạt chiều dài 1,25m, bà con tiến hành bấm ngọn. Tuy nhiên, tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng 10 - 20 cành cấp 2. Đồng thời, bấm bỏ tất cả chồi nách trên các cành cấp 2.
Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn để gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn cành cấp 2, không cho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cành khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy quả.
Khi cây nho được 10 tháng tuổi, tiếp tục tiến hành cắt cành cho ra quả. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nẩy mầm và ra hoa, kết quả đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi chop khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Dưa lưới là một loại cây ưa nắng nên đất trồng yêu cầu phải có độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, trước khi trồng, bà con nên sử dụng phân bón để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây dưa lưới giai đoạn cây con.
Ở giai đoạn gà đẻ trứng, tất cả các yếu tố như nước uống, thức ăn, môi trường sống,... đều cần được quản lý chặt chẽ. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi gà thả vườn bước vào giai đoạn đẻ trứng.
Lựa chọn đúng loại thức ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về thức ăn cho đàn gà nuôi thả vườn theo từng giai đoạn.
Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính là bệnh tụ huyết trùng ở gà. Căn bệnh này thường xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về căn bệnh này.
Úm gà luôn là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Khi người chăn nuôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì đàn gà con sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật, cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật úm gà con giúp đạt tỉ lệ sống cao nhất.