Trong quá trình chăn nuôi, đàn bò rất dễn mắc phải các bệnh ký sinh trùng máu. Loại bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây chết bò. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh kí sinh trùng máu trên bò và cách phòng trị.
Bệnh biên trùng
- Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máutừ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe. Ngoài ra, một số loài côn trùng khác như mòng, ruồi, muỗi cũng có thể đóng vai trò truyền bệnh cơ giới. Bệnh thường lây lan mạnh khoảng tháng 6 đến tháng 10 khi ve phát triển mạnh, hút máu và truyền bệnh cho bò.
- Triệu chứng:
Thể cấp tính: Bò sốt cao 40 – 41 °C, nhiệt độ lên xuống thất thường, lúc sốt cao toàn thân run rẩy, các cơ bắp, vai, mông co giật. Bòthở gấp, khó thở do hồng cầu không tiếp nhận được oxy, tim đập nhanh, mạnh, bò bỏ ăn không nhai lại, giảm nhu động dạ cỏ, chảy nhiều nhớt dãi. Các niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy. Bò bị tiêu chảy và gầy sút nhanh, nếu không điều trị kịp thời bò bệnh sẽ chết.
Thể mãn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng mức độ có phần nhẹ hơn. Thường một số con bệnh sau khi vượt qua thể cấp tính chuyển sang thể mạn tính với các triệu chứng sốt 39 – 41 °C trong 7 - 10 ngày thì giảm xuống sau đó lại tăng lên, cứ như thế trong vòng 1 tháng. Bò gầy còm, ăn ít, suy nhược, thiếu máu, không tiết sữa, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời con vật có thể chết do suy kiệt.
- Điều trị: Để điều trị bệnh biên trùng có hiệu quả cao nên dùng phác đồ như sau:Rivanol liều lượng 0,2 - 0,4g, cồn 90 °C liều lượng 60ml, nước cất liều lượng 120ml. Cách pha: Đổ Rivanol vào 120ml nước cất, đun khoảng 88 °C quấy cho tan hết, lọc dung dịch bằng giấy lọc. Sau đó để nguội dung dịch xuống khoảng 50 °C thì pha thêm 60ml cồn 90 °C vào ta được dung dịch thuốc dùng cho 1 liều điều trị. Khi nhiệt độ dung dịch thuốc xuống còn 38 – 40 °C thì tiến hành truyền chậm vào tĩnh mạch cho bò. Liệu trình: Dùng 2 - 3 liều dùng liên tục hoặc cách 1 ngày dùng thuốc 1 lần.
- Lưu ý: Bảo quản thuốc ở lọ thủy tinh màu trong chỗ tối, nếu phải truyền thuốc cho bò ở ngoài trời thì phải dùng giấy hoặc vật liệu tối màu bọc xung quanh chai thuốc. Trước khi dùng Riavanol phải tiêm trợ sức trợ lực bằng Cafein và Vitamin B1. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt trong thời gian điều trị, nên bổ sung các vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng: B.Complex, ADE, để hạn chế bệnh lây lan, dùng: Hantox - 200 phun trong và ngoài chuồng trại, xung quanh khu vực chăn thả, dùng Hantox - spray xịt ve trên bò định kỳ 2 - 3 tuần/lần.
Bệnh lê dạng trùng
- Bò ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bê con dưới 2 tuổi và bò sữa dễ mắc hơn. Ve là vật chủ cho lê dạng trùng trú ngụ, sinh sản hữu tính và truyền lây bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe khi ve hút máu. Lê dạng trùng có thể truyền từ ve mẹ sang ve con nên mầm bệnh có thể truyền lưu, khó tiêu diệt.
- Triệu chứng: Ở thể cấp tính thời gian nung bệnh 7 - 10 ngày, sau đó bò có triệu chứng sốt cao 40 - 41,5 °C, trong khi sốt bò đái ra máu nên nước tiểu có màu nâu hoặc có máu tươi. Máu loãng và nhạt màu, khó đông. Bò thở khó, thở nhanh do thiếu hồng cầu vận chuyển oxy. Một số bò bị tiêu chảy, bò mang thai thì dễ xảy thai. Thể mãn tính: Các triệu chứng lâm sàng giống như cấp tính nhưng mức độ nhẹ hơn, nước tiểu có thể không sẫm màu, nhưng có thể có máu, bò ăn uống thất thường, sữa giảm, gầy yếu, bò sảy thai ở tháng thứ 5 -
- Phòng bệnh: Phòng bệnh cho đàn bò bằng thuốc Azidin hoặc Bereryl liều 3 – 5 mg/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa. Phun thuốc diệt ve rận, ruồi mòng mỗi tháng một lần vào mùa mưa.
- Trị bệnh: Tiêm truyền tĩnh mạch 1 - 2 liều thuốc Azidin hoặc Bereryl cách nhau 7 - 10 ngày 1 liều. Đồng thời trợ lực, trợ sức bằng cafein và các vitamin… Nếu bò ghép với một số bệnh như viêm phổi hoặc tiêu chảy thì điều trị thêm kháng sinh đặc trị với bệnh ghép.
Trên đây là thông tin về một số bệnh kí sinh trùng máu trên bò và cách phòng trị, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Cây xoài là giống cây rất phổ biến không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để trồng cây xoài cần lưu ý một số điều để đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng cây xoài đơn giản mà hiệu quả trong số phát sóng hôm nay.
Cắt tỉa cành giúp loại bỏ những cành già, cành mọc vượt, cành sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành khỏe, ra hoa nhiều và đậu quả tốt hơn. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây xoài đạt năng suất cao.
Xoài là loại trái cây đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà con đặc biệt với việc phát triển xuất khẩu, tuy nhiên các quốc gia nhập khẩu không chỉ yêu cầu mã quả đẹp mà chất lượng quả phải đảm bảo. Vì vậy, chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay hướng dẫn cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây xoài.
Là loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam nhưng nhiều người trồng vẫn không tránh khỏi tình trạng cây xoài ra hoa muộn hoặc tỉ lệ đậu quả không cao. Để cây xoài ra hoa sớm và có tỷ lệ đậu quả cao, bà con cần nắm rõ những biện pháp kích thích cây ra hoa. Nhưng kỹ thuật đó sẽ có trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Bình luận