Cách trồng hoa đồng tiền bằng hạt không khó, bà con chỉ cần chuẩn bị hạt của cây hoa đồng tiền, giá thể để ươm hạt (đất trồng), chậu trồng cây và cuối cùng là thực hiện theo những kỹ thuật được hướng dẫn trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Cách trồng hoa đồng tiền bằng hạt
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống hoa đồng tiền
Hạt yêu cầu phải mẩy, không bị sâu bệnh. Thường bạn có thể lấy hạt từ cây hoa đồng tiền có hoa già tuy nhiên chất lượng hạt sẽ không được đảm bảo. Lời khuyên là bạn nên mua hạt giống sẽ cho chất lượng hạt tốt hơn. Khi mua hạt giống thì nên chọn những đơn vị bán uy tín để mua được hạt giống hoa F1 đảm bảo màu hoa đẹp và tỉ lệ nảy mầm cao.
Bước 2: Ủ hạt giống
Hạt giống hoa đồng tiền khá nhỏ và không cần phải ngâm như một số loại hạt giống rau để tăng tỉ lệ nảy mầm. Các bạn chỉ cần lấy hạt giống gói vào một mảnh vải hoặc có thể gói vào giấy ăn cũng được.
Nếu dùng vải các bạn hãy bọc hạt giống vào trong sau đó nhúng cả bọc hạt giống đó xuống nước rồi nhấc lên vẩy nhẹ cho bớt nước. Kế đó các bạn cho bọc hạt giống vào trong một hộp nhựa đậy nắp lại. Nếu không có hộp nhựa thì bạn cho vào trong bát hoạt cốc, chén sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại là được. Việc bọc kín như vậy giúp giữ được độ ẩm khi ủ hạt giống giúp hạt giống có điều kiện nảy mầm tốt hơn.
Nếu bạn dùng giấy ăn thì nên dùng vài tờ giấy ăn gấp lại 3, 4 lần rồi cho hạt giống hoa đồng tiền lên trên. Dùng vài tờ giấy ăn khác cũng gấp lại 3, 4 lần cho dày rồi đặt lên trên hạt giống để kẹp hạt giống vào giữa. Nhúng giấy ăn xuống nước rồi nhấc lên. Lấy tay hơi ép nhẹ cho giấy ăn bớt nước sau đó cũng cho vào hộp nhựa đậy lại như ở trên.
Sau khi ủ hạt giống được khoảng 4 – 5 ngày thì hạt giống hoa đồng tiền sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi thấy các hạt đã nứt nanh và nảy mầm thì bạn có thể mang ra trồng trong giá thể hoặc trồng trong đất cũng được.
Bước 3: Trồng hạt giống vào giá thể
Giá thể để ươm hạt giống có nhiều cách làm. Nếu bạn nào sẵn nguyên liệu thì có thể mua về làm giá thể hoặc mua giá thể ươm hạt ở ngoài tiệm cây cảnh cũng có bán sẵn. Giá thể thường phải đảm bảo được các yếu tố như giữ ẩm tốt nhưng thoát nước nhanh và thoáng khí giúp hạt giống ươm trong giá thể phát triển tốt. Do đó, giá thể thường được làm từ xơ dừa ủ mục, trấu ủ hoai mục, tro trấu và phân hữu cơ ủ hoai mục.
Sau khi ươm hạt giống vào trong giá thể, các bạn hãy để giá thể ươm ở nơi mát mẻ tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và lưu ý khi thấy giá thể khô thì phải tưới thêm nước ngay để hạt giống phát triển tốt hơn. Sau vài ngày hạt giống hoa đồng tiền sẽ bắt đầu vươn lên và có lá mầm.
Lưu ý: không nhất thiết phải ươm hạt giống vào giá thể mà bạn hoàn toàn có thể ươm luôn trong chậu đất.
Bước 4: Trồng cây hoa đồng tiền vào chậu đất
Sau khi cây đồng tiền đã lên được vài 4 lá thì các bạn có thể trồng cây đồng tiền vào trong chậu đất. Đất trồng cây yêu cầu cần phải tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng. Để có được đất trồng cây tốt các bạn phải trộn đất. Thường các bạn chỉ nên trộn 50% đất, còn lại các bạn sẽ trộn thêm phân hữu cơ ủ hoai mục, tro trấu, trấu ủ hoai mục, xơ dừa ủ hoai mục để tăng độ mùn, độ tơi xốp mà vẫn có dinh dưỡng tốt cho đất. Nếu sợ đất thoát nước kém thì bạn có thể tìm thêm các hạt sỏi nhỏ để trộn vào trong đất nữa thì càng tốt. Ngoài đất trồng thì chậu trồng cây cũng cần phải đảm bảo có lỗ thoát nước ở dưới đáy để cây không bị úng nếu lỡ tưới nhiều nước hay khi trời mưa.
Bước 5: Chăm sóc cây con
Cây hoa đồng tiền là cây ưa lạnh không chịu được nắng gắt nên tuyệt đối không để cây ở vị trí có nắng gắt chiếu vào. Chỉ nên để cây ở những nơi có nắng chiếu vào buổi sáng và có bóng nắng vào buổi trưa chiều. Nếu không có vị trí thích hợp thì bạn hãy dùng thêm lưới che nắng cho lan để che cho cây cũng được sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Khi trồng cây hoa đồng tiền ra chậu đất, các bạn chú ý tưới cho cây mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Không nên tưới vào buổi chiều tối vì chiều tối không có mặt trời nên nước sẽ bị giữ lại trong đất lâu dễ gây ra các mầm bệnh cho cây. Nếu thấy đất ẩm thì bạn cũng nên giãn thời gian tưới cây thành 2 – 3 ngày 1 lần chứ không nhất thiết cứ phải tưới cho cây hàng ngày.
Sau một tháng trồng bạn hãy bón thêm phân cho cây, bạn có thể bón phân NPK theo đúng liều lượng trên bao bì để cây phát triển tốt và cho lá đẹp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây sẽ giúp cải tạo đất và tăng độ tơi xốp cho đất trồng.
Công đoạn tỉa cành, tạo tán cho cây nho sữa luôn là một công đoạn đòi hỏi đúng kỹ thuật và đúng thời điểm thì cây mới có thể phát triển khoẻ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật này.
Khi làm giàn cho cây nho, người nông dân cần lưu ý rất nhiều yếu tố như chất liệu giàn, chiều cao giàn, độ rộng,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ cách làm giàn cho cây nho giúp cây có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Cây nho ra hoa nhưng không đậu quả là hiện tượng khiến nhiều nhà vườn đau đầu. Vậy làm thế nào để đảm bảo tỉ lệ đậu quả cho cây nho? Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này.
Bệnh mốc sương tấn công trên tất cả các giống nho được trồng ở nước ta hiện nay, nguyên nhân của bệnh là do nấm Plasmopara viticola gây ra. Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, người trồng nho cần có những biện pháp phòng trừ ngay lập tức để tránh giảm năng suất mùa vụ.
Hiện nay bà con có thể nhân giống hoa đồng tiền bằng các phương pháp: nhân giống hữu tính bằng hạt, nhân giống bằng phương pháp In Vitro, nhân giống bằng phương pháp tách cây. Trong số phát sóng hôm nay, hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về phương pháp nhân giống In Vitro - một phương pháp có nhiều ưu điểm so với các phương pháp trên.
Bình luận