Bộ Y tế cảnh báo, số ca nhập viện do thuốc lá điện tử tăng nhanh đến mức báo động. Báo cáo từ 700 cơ sở khám chữa bệnh cho thấy, từ năm 2023 tới nay, cả nước có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử. Những ca cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai là minh chứng rõ nhất cho những con số trên.
Về cơ sở khoa học, hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử cao gấp rất nhiều lần thuốc lá truyền thống. Chưa hết, thuốc lá điện tử còn chứa ít nhất 20 nghìn hóa chất hương liệu, các chất phụ gia khác. Khi bị nung nóng ở nhiệt độ khác nhau, mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau không thể biết trước. Hậu quả, khi hút vào cơ thể sẽ ảnh hướng tới sức khỏe, gây ra hàng loạt căn bệnh như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND và các phân tử di truyền.
Sự nguy hiểm của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe, tinh thần của người hút đã được chứng minh trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì nguy hại như vậy, đến nay đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng.
Một số nước xung quanh chúng ta đã cấm lưu hành thuốc lá điện tử như Trung Quốc cấm tất cả các loại thuốc lá điện tử có hương thơm hay cấm hoàn toàn có Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore. Tại Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc buôn bán, kinh doanh thuốc lá điện tử. Không ít người lại đề xuất phải cấm lưu hành thuốc lá điện tử.
Chúng tôi sẽ bàn về vấn đề này trong phóng sự: Kiểm soát chặt hay cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử để bảo vệ thế hệ trẻ? (Phóng sự cuối)
Những câu chuyện tiêu cực, những vụ việc đáng tiếc hàng ngày, hàng giờ xuất hiện trên mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các bạn học sinh. Trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra, nhiều học sinh lựa chọn cái chết để giải quyết áp lực học tập.
Năm 2019, nhóm tuổi 13-17 tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử là 2,6%. Đến năm 2023 tăng lên 8,1%. Trong đó đặc biệt nhóm 13-15 tuổi có tỷ lệ tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Những con số trên cho thấy thuốc lá điện tử ngày càng nguy hiểm, dễ gây nghiện nhanh hơn cho học sinh.
Trở lại câu chuyện thuốc lá điện tử bủa vây trường học, được học sinh sử dụng phổ biến. PV Dân Việt tiếp cận nhiều học sinh nghiện thuốc lá điện tử lâu ngày đã tìm đến ma túy. Dưới đây là một câu chuyện buồn về thuốc lá điện tử đã đẩy một cậu học sinh mới 14 tuổi trượt dài rồi sa chân vào ma túy.