Giai đoạn con non là giai đoạn nhạy cảm của tất cả các loại vật nuôi. Đối với gà con cũng vậy, ở giai đoạn này, người chăn nuôi cần hết sức lưu ý chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật úm gà con. Hãyc cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách chăm sóc gà con ở giai đoạn con non.
Chuẩn bị chuồng trại nuôi gà
- Chuồng trại có nền cao, kiên cố, dễ vệ sinh, dễ thoát nước, không ẩm ướt, có hệ thống cỗng rãnh ngầm và đường thoát nước bên ngoài, có mái che bằng vật liệu khó hấp thu nhiệt để chống nóng, lợp qua vách chuồng khoảng 1m, tường vách cao khoảng 30 - 40cm.
- Diện tích chuồng trại đủ rộng cho gà, mật độ nuôi 10 - 12 con/m2 cho gà con.
- Chuồng phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc ít nhất 2 lần trước khi nhận gà về nuôi từ 7 - 15 ngày. Bà con có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0,05% hoặc Disinfection 0,05% để phun toàn bộ chuồng gà.
Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn) cho gà
- Vườn thả cần có cây bóng mát, có trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chưa nhiều vitamin, khoáng cho gà.
- Yêu cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 - 1 m2/gà.
- Vườn thả phải được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ trong bãi chăn.
Chăm sóc và dinh dưỡng cho gà con
- Úm gà trong lồng ấm áp, sạch sẽ, có rèm che, cót quây, sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Nhiệt độ trong lồng nên duy trì từ 32 - 35 độ C trong tuần đầu, sau đó giảm dần xuống 25 - 28 độ C trong tuần hai và 20 - 25 độ C trong tuần thứ ba.
- Cho ăn liên tục cám dành cho gà con, để tăng sức đề kháng cho gà nên trộn thêm vitamin và khoáng chất. Cung cấp đủ nước, thay nước uống hằng ngày và vệ sinh máng uống sạch sẽ.
- Tiêm phòng cho gà các bệnh thường gặp như: viêm phổi, cúm gà, sởi gà, dịch tả.. quan sát thường xuyên tình trạng sức khỏe của gà, nếu phát hiện bệnh, cần cách ly và điều trị kịp thời.
- Khi gà được 4 tuần tuổi, cho gà ra vườn để tìm kiếm thức ăn tự nhiên trong điều kiện thời tiết tốt.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn con non đạt hiệu quả cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Mùa mưa đến là thời điểm thích hợp cho việc chăn nuôi vịt trời, nhưng cũng là lúc các loại bệnh gây hại cho đàn vịt có điều kiện thuận lợi để phát sinh gây hại cho đàn vịt trời. Do vậy, chương trình Sổ tay Nhà nông ngày hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở vịt trời và cách phòng trị chúng.
Vào giai đoạn sinh sản, vịt trời cần có chế độ dinh dưỡng cao hơn so với nhu cầu bình thường. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về chế độ thức ăn của vịt trời trong giai đoạn sinh sản.
Chế độ dinh dưỡng đối với vật nuôi luôn là yếu tố hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm đầu ra. Đối với gà thả vườn cũng tương tự, để năng suất và chất lượng thịt gà tốt bà con cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho đàn gà. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về nội dung này.
Mô hình nuôi gà thả vườn lấy trứng đang phát triển ở rất nhiều địa phương. Tuy nhiên, vì những đặc thù riêng biệt của mô hình thả vườn, nên việc chăm sóc đàn gà nuôi lấy trứng sẽ có nhiều khác biệt so với mô hình nuôi nhốt. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn đẻ trứng.