Để cây củ dòm phát triển tốt, cho dược tính cao, bà con cần có các phương pháp trồng và chăm sóc phù hợp. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách chăm sóc cây củ dòm.
Chế độ nước và ánh sáng
Cần cung cấp đủ nước (ẩm độ từ 60 - 70 %) trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây củ dòm để cây phát triển thuận lợi. Cách tưới tốt nhất là dẫn nước theo rãnh cho ngấm dần vào liếp hoặc phun nước trực tiếp lên mặt liếp.
- Củ dòm không chịu được úng, đặc biệt là khi đã hình thành củ. Tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà tưới nước. Ở giai đoạn cây con và giai đoạn rễ củ phát triển cần tưới đủ ẩm. Áp dụng phương pháp tưới thấm là tốt nhất. Tưới tiêu nước cần lưu ý các giai đoạn:
+ Sau khi trồng gặp mưa lớn cần phải tiêu nước và xới xáo phá váng sau khi kết thúc mưa, gặp nắng hạn thì cần phải tưới nước để cây mọc đều.
+ Sau trồng 30 - 40 ngày tưới thấm theo rãnh kết hợp bón phân, chăm sóc lần 1.
+ Sau trồng 50 - 60 ngày, tưới thấm theo rãnh kết hợp xới xáo, diệt cỏ.
+ Sau trồng 80 - 90 ngày tưới nước kết hợp bón phân lần 2, vun cao gốc.
- Ánh sáng: Củ dòm thích hợp với chu kỳ chiếu sáng 8 - 10 giờ/ngày. Ngày ngắn thuận lợi cho sinh trưởng của củ.
- Chế độ nước: Lượng mưa trung bình năm thích hợp từ 1.000 - 2.000mm/năm.
Phân bón
- Lượng phân bón trên 1 ha: Phân chuồng 8 tấn (hoặc 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh) + 100kg đạm nguyên chất (N) + 150kg lân nguyên chất (P2O5) + 120 kg Kali nguyên chất (K2O).
- Cách bón :
+ Bón lót: 8 tấn phân chuồng (hoặc 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh) + 150 kg P2O5 + 30kg N + 30kg K2O.
+ Bón phân thúc: Bón phân thúc 2 lần
Lần 1: Sau trồng 30 - 40 ngày, bón 40kg N + 30kg K2O, bón cách gốc 15cm. Bón phân kết hợp xới xáo và diệt cỏ.
Lần 2: Sau trồng 80 - 90 ngày, bón 30kg N + 60kg K2O, bón cách gốc 20 - 25cm kết hợp làm cỏ, vun cao gốc.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc cây củ dòm, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Bởi có dược tính tốt và được sử dụng nhiều trong các bàu thuốc nam dân gian nên hiện nay cây xạ đen được nhiều bà con nông dân trồng với diện tích lớn để bán dược liệu. Chương trình Sổ tay Nhà nông số này sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây xạ đen.
Thu hoạch và bảo quản cây xạ đen là những công đoạn quan trọng mà bà con cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo dược tích của loại cây này. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cây xạ đen.
Cây xạ đen là loại cây tương đối dễ trồng. Tuy nhiên, để cây xạ đen phát triển tốt, cho dược tính cao, bà con cần đặc biệt lưu ý những yếu tố như nước tưới, phân bón,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số điều cần lưu ý khi trồng loại cây này.
Củ dòm là dược liệu quý được đồng bào người Dao ở Ba Vì (Hà Nội) sử dụng trong các bài thuốc nam cổ truyền. Đến nay, loại cây này đang được nhân giống và trồng nhiều tại Ba Vì để phục vụ việc bốc thuốc cứu người. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng loại cây này.