Cây xạ đen là loại cây tương đối dễ trồng. Tuy nhiên, để cây xạ đen phát triển tốt, cho dược tính cao, bà con cần đặc biệt lưu ý những yếu tố như nước tưới, phân bón,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số điều cần lưu ý khi trồng loại cây này.
1. Tưới nước
– Trong khoảng thời gian đầu khi vừa mới trồng nếu thời tiết quá khô hạn bà con có thể tưới cho cây cố gắng không làm cho cây bị héo chết.
– Khi cây đã ổn định thì bà con không cần thiết phải tưới nước vì xạ đen là loại cây có thể chịu được khô hạn cao.
2. Làm cỏ, xới đất
– Phát dọn dây leo và hoa cỏ lấn át xạ đen, dưỡng ẩm cho gốc cây.
– Phát thực bì, dây leo. Phát sát gốc, chiều cao gốc chặt không quá 5 centimét, dập cành nhánh sát mặt đất.
– Dọn dẹp sạch xung quanh gốc cây có đường kính từ 0,8 – 1,0 m
– Làm cỏ, xới đất, vun gốc:
– Trong 2 năm đầu: hằng năm 2 - 3 lần phát cỏ xâm lấn và xới xung quanh gốc đường kính 0,8 - 1,0m.
– Vạc cỏ xung quanh gốc cây có đường kính rộng từ 0,8 - 1,0m
– Xới đất xung quanh gốc cây cách xa gốc cây từ 10 - 20 centimét, độ sâu xới đất từ 10 - 15 centimét, càng xa gốc cây càng cuốc sâu hơn.
– Đường kính hố xới từ 0,8 - 1,0m, xới đất phối hợp vun gốc, vun cao hơn mặt hố từ 3 - 5 centimét.
3. Bón phân
– Sau khi trồng được khoảng 6 tháng, cây cần được bón thúc 100kg urê/ha
Tới năm thứ 3 triển khai bón thúc cho cây:
– Một số loại phân thường sử dụng như: NPK, phân chuồng hoại mục
– Lượng phân bón: Phân NPK bón 0,3 kilogam /cây/năm hoặc phân chuồng hoai mục 3 kilogam /cây/năm.
– Kỹ thuật bón: Bón theo rạch sâu 15 - 20 centimét, xung quanh và cách gốc 40 - 50 centimét, lấp đất kín rạch.
4. Bảo vệ cây xạ đen
Cây xạ đen rất ít khi bị sâu bệnh hại, tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của vườn xạ đen để có thể phát hiện kịp thời những mầm bệnh và tìm hướng giải quyết thích hợp trước khi chúng lây lan qua các cây khác. Một số loại bệnh thường gặp ở cây xạ đen như: bệnh thối rễ gốc, sâu bùa vẽ, sâu xanh đục thân,bệnh rệp, bệnh xoăn lá… Có thể sử dụng thiên địch hoặc vôi tôi để phòng ngừa cho cây. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần cắt bỏ toàn bộ những cành lá bị bệnh và đốt cháy toàn bộ cành trên ngay trước khi sâu bệnh phát triển và lây lan nhanh.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc cây xạ đen giai đoạn cây non, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Sâu đục thân là loại sâu gây hại phổ biến trên cây trồng đặc biệt là cây thân gỗ, trong đó bao gồm cả cây đơn xanh. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng, làm tổn thương hệ thống mạch dẫn, phá hủy các thớ gỗ làm cho cây dễ gãy đổ, cụt ngang,... dẫn đến cây bị vàng lá, khô héo và chết.
Cây xạ đen là loại cây thuốc quý thường mọc ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp. Hiện nay, loại cây này được bà con đồng bào người Dao ở Ba Vì (Hà Nội) trồng để bốc thuốc cứu người và bán dược liệu. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng loại cây này.
Bởi có dược tính tốt và được sử dụng nhiều trong các bàu thuốc nam dân gian nên hiện nay cây xạ đen được nhiều bà con nông dân trồng với diện tích lớn để bán dược liệu. Chương trình Sổ tay Nhà nông số này sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây xạ đen.
Thu hoạch và bảo quản cây xạ đen là những công đoạn quan trọng mà bà con cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo dược tích của loại cây này. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cây xạ đen.