Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi nên đã được trồng khá phổ biến ở nước ta. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách trồng và chăn sóc loại cây ăn trái này.
1. Thời vụ và mật độ trồng - Có thể trồng mít thái vào đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
2. Làm đất và đào hố trồng - Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm. - Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
3. Phân bón lót
4. Kỹ thuật trồng cây mít thái - Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra.
- Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra.
- Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây.
- Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ giúp đàn cá của bà con nông dân phát triển khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chuẩn bị ao nuôi cá chép.
Để tăng năng suất mùa vụ và giảm thiểu chi phí chăn nuôi, nhiều bà con đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ ghép cá chép bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình đến nay đã cho hiệu quả kinh tế khá cao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thâm canh hai loại cá này.
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Nuôi cá chép thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng trị những căn bệnh này.