Ngay sau khi nước lũ rút, bà con cần nhanh chóng khôi phục sản xuất để đảm bảo năng suất mùa vụ và phục hồi kinh tế. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số phương pháp nhân giống hoa cúc nhanh chóng, hiệu quả.
Nhân giống cúc bằng phương pháp gieo hạt
- Chỉ áp dụng cho những giống cúc trồng bằng hạt.
Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi con từ cây mẹ
- Cúc có đặc điểm xung quanh gốc thường phát sinh những chồi non mọc lên từ gốc có thể tỉa đem trồng (được gọi là mầm giá).
- Cần vun gốc, chăm sóc cây mẹ đầy đủ để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống,điều kiện chăm bón, đất tốt hay xoá. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan Tím sen thường đê nhiều mầm giá nhất.
Nhân giống cúc bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn)
- Đây là cách nhân giống chính hiện đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Hệ số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt 15 - 20 lần. Để nhân giống bằng giâm cành cần thiết phải chăm sóc tết vườn cây mẹ là những giống cúc tốt cần nhân giống và áp dụng các kỹ thuật mới trong giâm cành.
- Vườn cây mẹ: Chọn giống tốt, sạch bệnh trồng khoảng cách 15x15cm mật độ 400.000cây/ha, lên luống cao và thoát nước Thường sau trồng 12 - 15 ngày bấm ngọn lần 1, sau 20 ngày bấm ngọn lần 2. Khi nhánh dài 12 - 15cm chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt. Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1, mỗi cây mẹ cắt được 3 - 4 cành đem giâm. Sau đó cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau 25 ngày. Theo cách nhân giống trên mỗi vụ (4 tháng) 1 ha cây mẹ cho 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt đủ trồng cho 10 ha vườn sản xuất.
+ Chăm sóc cành giâm thường xuyên phun mù giữ độ ẩm bão hoà trong nhà giâm, loại bỏ các lá vàng, thối, khi cành giâm cơm ra rễ có thể sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp 1/2000 - 1/3000. Sau giâm 12 - 15 ngày, rễ cành giâm dài 2 - 3cm, mỗi cành có 3 - 5 rễ là có thể trồng ra vườn sản xuất.
- Tách cây con từ rễ: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, ngoài thân chính từ rễ mọc lên, còn có cây cúc con, thường gọi là mầm giá. Vì vậy, sau khi hoa tàn thì mầm giá phát triển rất nhiều. Chọn những mầm khoẻ, mập và dùng dao tách để đem trồng.
- Giâm ngọn:
+ Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 - 15cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6 - 7cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.
+ Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước và kích thích mau ra rễ.
+ Khi giâm ngọn cần chú ý:
+ Cắt ngọn để giâm nên cắt vào sáng sớm, cắt xong đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách giâm 4 -5 cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt độ, tránh bốc thoát hơi nước.
+ Tưới 3 - 4 lần/ngày, khoảng 10 ngày sau ngọn đã ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khoảng 50% ánh sáng nắng rọi vào cho cây quen. Sau 2 - 3 ngày thì cho nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây con 15 - 20 ngày.
- Cấy mô: Là phương pháp khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra cây con sạch bệnh, cung cấp một số lượng cây con thật lớn trong thời gian ngắn nhưng khá tốn kém và phải giữ giống trong chai lọ.
- Giữ giống hoa cúc cho vụ sau: Đây là yếu tố quyết định sự thành bại cho vụ sau, vì vậy trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nên chọn và đánh dấu những cây khoẻ, không sâu bệnh, hoa nở đều, màu sắc đẹp nên để riêng. Sau khi cắt hoa xong nên đem cây vào khu vực vườn giống, sau đó chừa gốc 10 -15 cm, bên cạnh việc giữ giống để làm giống, việc tách cây con từ rễ cũng là cách để giữ giống, trong giai đoạn giữ giống vẫn phải phòng bệnh, phun thuốc Sherpa hoặc sec Sài gòn 5cc/ 8 lít nước, 10 ngày phun/lần.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Bệnh mốc sương tấn công trên tất cả các giống nho được trồng ở nước ta hiện nay, nguyên nhân của bệnh là do nấm Plasmopara viticola gây ra. Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, người trồng nho cần có những biện pháp phòng trừ ngay lập tức để tránh giảm năng suất mùa vụ.
Trồng hoa đồng tiền không khó, nhưng làm sao để cây hoa cây ra hoa đẹp và đúng thời điểm thì không phải ai cũng biết. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng hoa đồng tiền giúp ra hoa đúng thời vụ.
Cách trồng hoa đồng tiền bằng hạt không khó, bà con chỉ cần chuẩn bị hạt của cây hoa đồng tiền, giá thể để ươm hạt (đất trồng), chậu trồng cây và cuối cùng là thực hiện theo những kỹ thuật được hướng dẫn trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Hoa đồng tiền rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để cây cho hoa nở đẹp, bông to, cánh căng, màu sắc rực rỡ và nở đúng thời bà con cần có những bí kíp khi trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về những bí kíp này.
Sau mưa bão, nhiều diện tích trồng hoa cúc của bà con nông dân đã bị ngập úng nghiêm trọng. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các loại nấm phát sinh gây bệnh thối cây, thối rễ. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùnh bà con tìm hiểu về biện pháp khắc phục tình trạng này.