Tỉa cành cho cây mít Thái đúng cách sẽ giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, cho trái to với mẫu mã đẹp. Bà con hãy cùng tham khảo cách cắt tỉa cành cho cây mít Thái trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, ... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
3. Thu hoạch và bảo quản
Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Nuôi cá chép thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng trị những căn bệnh này.
Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi nên đã được trồng khá phổ biến ở nước ta. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách trồng và chăn sóc loại cây ăn trái này.
Sâu đục thân, đục cành, rầy, rệp,... là những loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây mít Thái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng những loại sâu bệnh phổ biến này.
Bón phân đúng kỹ thuật và đúng liều lượng sẽ giúp cây mít Thái phát triển tốt, cho trái to, mẫu mã đẹp và đem về hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà con nông dân hãy cùng tham khảo kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Bình luận