Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò sẽ đem lại cho bà con rất nhiều lợi ích như giảm mùi hôi, phòng bệnh, tránh bò ngã do trơn trượt,… Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hướng dẫn bà con cách làm đệm lót sinh học cho bò.
1. Chuẩn bị nền chuồng và nguyên liệu
Nền chuồng làm đệm lót nên là nền đất. Trường hợp nền xi măng cần đục lỗ hoặc đào rãnh để thoát nước (mỗi lỗ rộng khoảng 4cm2, khoảng cách 2 lỗ là 30cm).
Nguyên liệu làm đệm lót cho bò theo diện tích 20m2, bao gồm: Mùn cưa (lõi ngô nghiền) chiếm 70%, xơ dừa (trấu) chiếm 30%. Khối lượng đủ cho độ dày 40cm. Bên cạnh đó là 1 - 2 kg chế phảm đệm lót sinh học.
2. Các bước tiến hành làm đệm lót sinh học cho bò
Rải lớp mùn cưa/trấu dày 10-15 cm. Dùng vòi phun nước sạch (phun như mưa) lên lớp mùn cưa/trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30% (bốc một nắm mùn cưa/trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được/ quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được). Cần chú ý khi phun nước phải dùng cào để cho mùn cưa/trấu ẩm đều và làm phẳng mặt.
Sau đó chia đều lượng men vi sinh rắc trực tiếp lên nền chuồng. Cứ làm như vậy cho tới độ dày đạt 30 - 40cm. Dùng bạt che phủ kín mặt chuồng đệm lót. Khoảng 5 ngày sau thả bò vào. Sau thả bò vào nuôi tầm 5-10 ngày đầu rắc 0.5kg men vi sinh lên bề mặt nền chuồng. Rắc đều khắp nền.
Bảo dưỡng đệm lót sinh học cho bò: Cứ sau 20 – 30 ngày rắc 0.5kg men vi sinh lại 1 lần đối với bò trọng lượng ≤ 40kg. Và sau 10 – 15 ngày rắc 0.5kg men vi sinh lại 1 lần đối với bò trọng lượng ≥ 40kg. Tùy thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải ra hàng ngày mà ngày rắc nhắc lại có thể dài hay ngắn.
Lưu ý:
Trước khi thả bò vào chuồng nhặt phân bò có sẵn bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho bò có thói quen thải phân một chỗ.
Mật độ nuôi: bò lớn: 1 con/1,2 - 1,5 m2; bò nhỏ: 1 con/ 0,8 - 1 m2(Mùa đông 1 con 0.5 - 0.6 m2). Qua các nghiên cứu cho thấy, với mật độ này sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót.
Trên đây là thông tin về cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt và mang lại năng suất cao trong mô hình nuôi đà điểu, bà con cần nắm được kỹ thuật chăm sóc đà điểu ở giai đoạn sinh sản một cách chi tiết. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi đà điểu ở giai đoạn này.
Đà điểu là vật nuôi rất nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, đà điểu rất dễ gặp một số bệnh về tiêu hoá và xương khớp do đặc tính giống loài và cách chăm sóc. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở đà điểu và cách phòng trị.
Bên cạnh các yếu tố như con giống, thức ăn, bệnh tật,... thì chuồng trại cũng là một trong những yếu tố giúp đàn bò sinh truởng phát triển tốt. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi bò.
Giai đoạn bê sơ sinh và sau sơ sinh đến cai sữa là hai giai đoạn sức đề kháng còn yếu, dễ xảy ra chết non. Để giảm tỷ lệ chết non, bà con cần lưu ý một số điều khi chăm sóc bê giai đoạn này. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc bê sơ sinh.