Đặc sắc nghi lễ tắm cho tượng Phật của đồng bào Khmer

Nghi lễ tắm tượng Phật của người Khmer nhằm mục đích bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật, rửa sạch những điều không may của năm cũ và đón những điều may mắn trong năm mới. Vào ngày thứ ba của Tết Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer tiến hành Lễ tắm tượng Phật và Lễ cầu siêu.

Tưng bừng Lễ hội “Té nước – Chọi bột” trong ngày tết Chol Chnam Thmay

Trong những ngày tết Chol Chnam Thmay, thì Lễ hội “Té nước – Chọi bột” được coi là tưng bừng, vui vẻ nhất. Mọi người phun nước, ném những nắm bột mì trắng xóa lên người nhau, với ý nghĩa giúp nhau tránh khỏi những điều xui rủi. Lễ hội này có nét tương đồng với lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan hay Bunpimay của Lào.

Chợ nổi Long Xuyên - Nét đẹp bình dị mà độc đáo của vùng đất An Giang

Không ồn ào hối hả, đông đúc như chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè. Chợ nổi Long Xuyên mang đến hơi thở bình dị thân quen của con người và vùng đất An Giang. Nó đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo của người dân An Giang nói riêng và người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Tết Chôl Chnăm Thmây, khởi đầu cho một năm mùa màng bội thu

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm. Năm nay, tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 dương lịch. Ý nghĩa chính của Chôl Chnăm Thmây là thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Người nông dân miền Tây sở hữu tới hơn 50 giống lúa chịu được hạn mặn

"Không đẩy lùi được hạn mặn thì mình phải thích nghi với hạn mặn", đó là triết lý của ông nông dân Hoa Sĩ Hiền,Tân Châu, An Giang. Sau 20 năm tự mày mò nghiên cứu, ông Hiền đã phát triển được tới hơn 50 giống lúa chịu được hạn mặn, phèn, kháng sâu rầy...

Cơm tấm nhuyễn Long Xuyên: "Ăn một lần phát nghiền"

An Giang là địa phương hiếm hoi có tới 03 món ăn được tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận đạt giá trị Kỷ lục Ẩm thực – Đặc sản Châu Á gồm: “Bún cá Châu Đốc”; “Gỏi sầu đâu” và “Cơm tấm Long Xuyên”. Trong đó, món cơm tấm nhuyễn Long Xuyên là món ăn được đánh giá là “thử một phần phát nghiền”.

Gỏi "sầu đâu" An Giang, hương vị độc đáo miền sông nước miền Tây

Gỏi "sầu đâu" An Giang, với vị đắng rất đặc trưng của mình, là một trong những món đặc sản nổi tiếng tại miền sông nước miền Tây. Gỏi sầu đâu là một sự kết hợp của tất cả những vị đắng, chua, mặn, ngọt. Vì thế, mà món gỏi này đã được du khách khắp đất nước ưa chuộng.

Ngắm 'Siêu cống' ngăn mặn lớn nhất Việt Nam vừa đưa vào vận hành

“Siêu cống” Cái Lớn - Cái Bé vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép vận hành không chỉ phục vụ kiểm soát mặn mà còn là điểm nhấn kiến trúc ở miền Tây.

“Chùa Bánh Xèo” mỗi ngày làm hàng ngàn chiếc bánh xèo chay miễn phí, phục vụ du khách thập phương

Có thể nói Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là một điểm dừng chân quen thuộc của các tín đồ đam mê du lịch mỗi khi đặt chân đến An Giang. Bởi vì nơi đây vừa là chốn linh thiêng, tôn kính vừa sở hữu không gian yên bình cùng truyền thống làm bánh xèo đãi khách phương xa vô cùng đặc biệt.

Hiệu quả của mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế từ Đề án 939 của Chính phủ

Thực hiện Đề án 939 của Chính phủ, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đã thành lập các tổ hợp tác đan thắt dây nhựa, và đan lục lục bình, tạo việc làm cho hơn 30 lao động nữ, có thu nhập bình quân 1 tháng trên 3 triệu đồng.