Cây trồng mới giúp nông dân vùng cao tăng thu nhập

Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đưa vào trồng thử nghiệm cây hoa cúc chi lấy hoa để làm dược liệu và thấy hiệu quả, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng nhiều loại cây nông nghiệp khác.

Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Ứng dụng cơ giới hóa và chuyển đổi số trong nông nghiệp đã và đang trở thành con đường tất yếu để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe con người và đất đai, đồng thời đóng góp vào việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, là nền tảng để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại bền vững.

Video: Đâu chỉ có nhãn tươi ngon, Sơn La còn có đặc sản long nhãn Sông Mã nức tiếng

Vụ nhãn năm nay, mặc dù chịu sự tác động lớn của dịch Covid-19, thế nhưng huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) đã chủ động điều chỉnh cơ cấu thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, địa phương này cũng đã chú trọng đến việc chế biến sản phẩm long nhãn, qua đó tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Cần Thơ: Huyện Cờ Đỏ xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế vườn

Là huyện thuần nông với gần 90% dân số sống dựa vào nông nghiệp, vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân luôn được Đảng bộ, chính quyền huyện Cờ Đỏ quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp, nhằm xây dựng nông thôn mới một cách thực chất.

Đồng Nai: Hiệu quả mô hình trồng bắp bán thân, thương lái đến tận nơi để thu mua

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm giúp nông dân tăng thu nhập đang được các địa phương trong tỉnh thực hiện, nhất là đối với những vùng đất ruộng kém hiệu quả, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, mang lại thu nhập cao cho người dân. Điển hình là mô hình trồng bắp bán thân ở xã Lăng Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Clip: Nông dân Nghệ An trồng giống rau “hoàng đế”, cứ sáng ra cầm chắc 1 triệu đồng

Chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trồng giống rau xanh “hoàng đế”, hay còn gọi là măng tây của gia đình chị Nguyễn Thị Tâm trú tại xóm Phú Tân, xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa (tỉnh Nghệ An). Được biết mô hình này mới được gia đình chị chuyển đổi thực hiện và giúp chị thu về tiền triệu mỗi ngày.

Lão nông đỡ đẻ cho ốc dưới tán xoài

Mấy năm gần đây, con nước đồng bằng về thấp, lượng ốc bươu ngoài tự nhiên ở miền Tây cũng ít dần, nên nhiều nơi đã sáng tạo nhân giống và nuôi loại đặc sản này. Riêng ở xứ xoài nổi tiếng huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, các lão nông cưng ốc tới mức vừa làm bà mụ đỡ đẻ, vừa xây khu nghỉ dưỡng cho loài ốc này.

Lợi dụng đất đồi dốc để trồng cây ăn quả, huyện nghèo ở Sơn La vượt khó thành công

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, diện tích cây ăn quả chất lượng cao ở Bắc Yên, tỉnh Sơn La từng bước được mở rộng, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.

Video: Từ hộ nghèo, anh nông dân thu trên 200 triệu đồng/năm nhờ mô hình khép kín "nấu rượu - nuôi lợn"

Từ một hộ khó khăn của xã, gia đình anh Đinh Văn Tuân (thôn bản Lụ 2, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã thoát nghèo, được công nhận “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh” nhờ thực hiện mô hình chăn nuôi lợn khép kín. Đây là kết quả của những hoạt động khuyến nông của Hội nông dân địa phương.

Làm phao câu cá từ thân cây ngô tăng thu nhập cho người dân

Ở ấp An Vinh, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang hơn 3 năm nay xuất hiện một nghề mới khác độc đáo, đó là nghề làm phao câu cá từ thân cây ngô (cây bắp) sau khi thu hoạch. Nghề này đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

An Giang: Hiệu quả từ mô hình nuôi dê thịt và nuôi dê sinh sản

Xã biên giới Phú Lộc (thị xã Tân Châu, An Giang) được biết đến là một xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian qua mô hình nuôi dê thịt và nuôi dê sinh sản đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân.