Trái bưởi từ lâu đã rất thân thuộc với bà con nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản trái bưởi tươi lâu và giữ mẫu mã đẹp. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ chia sẻ tới bà con một số kỹ thuật bảo quản trái bưởi tươi lâu và đẹp mã.
Thu hoạch
- Thời điểm thu hoạch: Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7 - 8 tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Khi trái chín, túi tinh dầu nở to, vỏ căng và chuyển màu, đáy trái hơi bằng và khi ấn thì mềm, trái nặng. Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ. Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. - Cách thu hoạch: Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ chứa để nơi thoáng mát chờ phân loại, lau sạch vỏ quả và vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ.
- Nếu để bưởi rụng, quả dễ bị dập, trầy xước vỏ dẫn đến dập tôm, dễ thối và nhanh thối.
- Cách hái bưởi tốt nhất để không bị dập, trầy xước đó là trèo lên cây và phải có người bên dưới đỡ quả. Đối với những quả bưởi ở trên cành cao thì phải dùng sào có bầu đựng để chòi bưởi không bị rơi xuống đất.
Cách bảo quản
Xếp 1 lớp dưới cùng sát nền nhà, quả bưởi được xếp theo chiều cuống hướng lên trên, lớp thứ hai trở đi sẽ phải úp quả bưởi theo chiều cuống lộn ngược xuống và cứ như vậy, lớp nọ chồng lên lớp kia cho đến hết.
Trong suốt quá trình bảo quản bưởi, khoảng 20 - 30 ngày thì đảo quả một lần từ trên xuống dưới, từ lớp trên cùng lại xuống thành lớp dưới cùng cho đều.
Ngâm bưởi vào nước lã sạch có hòa một chút nước vôi bột nhằm sát khuẩn cho quả tránh được những sâu bệnh còn sót lại còn bám trên quả, sau đó dùng dao hoặc kéo sắc cắt cuống quả dài 0,5cm ngay trong nước lã sạch rồi sau đó vớt ra khỏi nước, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp theo, để bưởi khô ráo rồi sau đó bôi vôi đã hòa tan vào cuống quả.
Chú ý: không dùng nước vôi nóng và phải sử dụng vôi sạch với lượng vôi đặc, bôi kín cuống quả.
Sau khi xử lý xong cho quả, làm giàn bằng tre hoặc gỗ nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 30 – 40 cm, xếp bưởi vào kín từng tầng, để giàn nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. với cách này thời gian bảo quản 3 – 4 tháng.
Trên đây là một số thông tin về cách thu hoạch và bảo quản quả bưởi đạt hiệu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Cây vải rất dễ gặp phải các loại sâu bệnh khi thời tiết giao mùa hoặc ở các giai đoạn nhạy cảm của cây như giai đoạn ra hoa, giai đoạn trái chín,... Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu một số loại sâu bệnh gây hại cây vải và cách phòng trị trong số phát sóng hôm nay.
Cây vải là một trong những giống cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên để đạt được hiểu quả cao thì bà con cần chú ý một số kỹ thuật quan trọng trong quá trình chăm sóc. Trong số ngày hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông bật mí cách chăm sóc cây vải đơn giản hiểu quả.
Những năm gần đây trái bưởi của Việt Nam không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính và đem về hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây bưởi để có những mùa bưởi bội thu.
Bón phân đúng cách sẽ giúp cây bưởi phát triển tốt, cho trái ngọt, mọng nước và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật bón phân cho cây bưởi trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Bình luận