Giá thể thông minh - trợ thủ đắc lực trong nông nghiệp hữu cơ, mở rộng tiềm năng phát triển tại các đô thị

Tối ưu số lần bón phân, giảm công sức lao động, bảo vệ tối đa môi trường sản xuất… là những ưu điểm vượt trội của giá thể thông minh – trợ thủ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Không chỉ vậy, giá thể thông minh còn là giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu trồng cây, rau tại các đô thị lớn.

NÔNG THÔN XANH: Thay 30 bao phân ủ bằng 1 bao giá thể thông minh, nông dân phấn khởi vừa nhàn vừa “nhẹ túi”

Việc phải dùng 30 bao phân ủ, bón 3 lần 1 vụ cho mỗi sào rau màu, cây ăn quả hữu cơ đã từng làm đau đầu nhiều chủ vườn. Nhờ ứng dụng sản phẩm giá thể thông minh, bài toán hóc búa đã được giải quyết, nông dân vừa nhàn vừa “nhẹ túi”, đồng thời môi trường canh tác cũng có những chuyển biến rõ rệt.

NÔNG THÔN XANH: Chè Shan Tuyết– Từ “báu vật” của Suối Giàng tới động lực phát triển du lịch cộng đồng

Những cây chè Shan Tuyết cổ thụ đang là biểu tượng, là tài sản vô giá của đồng bào Mông tại Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái). Chè Shan Tuyết còn là động lực để phát huy tối đa niềm năng du lịch cộng đồng nơi đây. Việc gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp là yếu tố "sống còn" để Suối Giàng phát triển mạnh mẽ hơn.

NÔNG THÔN XANH: Giá thể thông minh bón một lần, nông dân “nhàn” cả vụ mùa

Chỉ cần bón một lần thay vì phải bón ba lần suốt cả mùa vụ giống như những loại phân bón hữu cơ khác, giá thể thông minh được đưa vào cánh đồng Mường Tấc đã giúp bà con nông dân địa phương giải quyết hiệu quả bài toán kinh tế và môi trường canh tác sản xuất.

NÔNG THÔN XANH: Nông nghiệp hữu cơ xanh tại An Thanh, "một mũi tên trúng nhiều đích"

Nuôi rươi, cáy ngay trên ruộng lúa, phát triển du lịch sinh thái miền quê một cách bền vững, nông nghiệp hữu cơ tại xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) đang trở thành công thức luân canh hiệu quả, bền vững. Điều đó như “một mũi tên trúng nhiều đích”, làm đổi thay hoàn toàn cuộc sống, môi trường sản xuất của người dân địa phương.

NÔNG THÔN XANH: Cánh đồng hữu cơ Mường Tấc, nơi "chim trời, cá tôm tụ về"

Sau 5 năm "nói KHÔNG" với thuốc BVTV độc hại, không rõ nguồn gốc và triển khai phong trào sản xuất lúa hữu cơ, cánh đồng Mường Tấc (huyện Phù Yên, Sơn La) đã trở thành một điển hình về môi trường và được bà con vui sướng ví như nơi "chim trời, cá tôm tụ về".

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: Công nghệ vi sinh đưa rau hữu cơ giá phải chăng đến tay người tiêu dùng

Tại một Nông trại rau hữu cơ, anh nông dân Nguyễn Đức Chinh cùng các đồng sự đang hàng ngày áp dụng hàng loạt những công nghệ vô cùng hữu ích, để cho ra đời và cung cấp đến tận tay hàng ngàn khách hàng, những sản phẩm rau xanh sạch và rất chất lượng. Với anh, nông nghiệp công nghệ cao chính là để phụng sự đời sống.

NÔNG THÔN XANH: Sắc xanh của những khu vườn kiểu mẫu do "kỹ sư nông dân" thiết kế

Những khu vườn kiểu mẫu của xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình) được quy hoạch đẹp mắt, chi tiết, bố trí cây trồng, con nuôi một cách khoa học. Đó là kết quả từ chính đôi bàn tay của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, đã mày mò tự "thiết kế" lại khu vườn của gia đình.

Đây là cách nông dân Thành phố Sơn La nâng cao giá trị nông sản

Để nâng cao giá trị trên cùng một diện tích sản xuất, những năm qua Thành phố Sơn La (Sơn La) chú trọng đẩy mạnh sản xuất các loại cây trồng vật nuôi theo hướng chất lượng cao, an toàn, liên kết theo chuỗi, với sự gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Trồng cây ăn quả hữu cơ, hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Sơn La

Nhiều hộ nông dân ở huyện Yên Châu (Sơn La) tập trung sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

NÔNG THÔN XANH: Tạo dựng hệ sinh thái xanh ngay giữa thủ đô từ nông nghiệp hữu cơ

Tại ngay giữa thủ đô Hà Nội, rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ được đưa vào hoạt động, đã góp phần tái tạo nguồn đất, nguồn nước bị ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa. Đồng thời các nông trại xanh đã tạo dựng nên hệ sinh thái đa dạng, trả lại sự trong lành cho môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Phát triển sản xuất hàng hóa: Con đường "sáng" cho nông nghiệp ở Phù Yên

Ưu tiên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa từ nông nghiệp, bộ mặt tam nông của huyện Phù Yên (Sơn La) ngày càng khởi sắc. Đây cũng được đánh giá là "con đường sáng" không những của Phù Yên mà của nhiều địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trồng cam hữu cơ, nông dân Mường Thải có thu nhập cao

Xã Mường Thải (Phù Yên, Sơn La) có trên 78ha diện tích trồng cam. Hiện nay, Mường Thải có khoảng 8ha trồng theo hướng VietGap và hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao

Sơn La: Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất lúa

Trung tâm DVNN huyện Phù Yên (Sơn La) hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất lúa. Từ đó, góp phần nâng cao trình độ sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Sơn La.

NÔNG SẢN LÊN SÀN: Nữ nông dân 8X đi tìm lối sống xanh, sạch, lành từ nông nghiệp hữu cơ

Để có thể tạo ra những sản phẩm không dùng chất hoá học, an toàn với người sử dụng, chị Nguyễn Thanh Phương cùng những cộng sự của mình đã xây dựng một nông trại trồng dược liệu rộng lớn trồng thảo mộc theo hướng hữu cơ. Những sản phẩm mà họ tạo ra đã thay đổi suy nghĩ và thói quen tiêu dùng của nhiều người.

Đến Chiềng Yên nghe nông dân kể chuyện học làm du lịch, đổi thay cuộc sống

Bà con dân tộc Thái tại bản Bướt, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang từng ngày chia sẻ và nâng cao kỹ năng để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Trước đó, họ vẫn chỉ là những người nông dân quanh năm suốt tháng chân lấm tay bùn bên ruộng rừng, nương rẫy.

NÔNG SẢN LÊN SÀN: Chàng Giám đốc trẻ 9x cùng giấc mơ "làm nông nghiệp tử tế" từ tinh dầu

Mới chỉ 25 tuổi, nhưng Dương Ngọc Trường (Thanh Hóa) đã trở thành Giám đốc, lãnh đạo hàng chục nhân viên và có doanh thu không hề nhỏ. Thế nhưng, giấc mơ lớn nhất của chàng trai Giám đốc 9X lại hết sức bình dị, đó là "làm nông nghiệp một cách tử tế" từ sản phẩm tinh dầu.

Sơn La: Chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp hữu cơ, bản Bướt vươn mình thoát nghèo

Loại bỏ thuốc trừ sâu, phân bón hoá học… bà con bản Bướt đồng lòng đoàn kết chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Chỉ sau 3 năm, chất lượng nông sản và đời sống bà con được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã được ký kết vào chiều qua, ngày 19/5/2022. Thỏa thuận gồm có 4 nội dung chính được 2 cơ quan thống nhất phối hợp triển khai trong thời gian tới.

Trồng mận hữu cơ trên cao nguyên, nông dân Sơn La thu tiền tỷ mỗi vụ

Vượt qua tất cả những khó khăn về địa hình, khí hậu, anh Nguyễn Đình Thuận ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã nỗ lực cải tạo vườn mận 20 năm tuổi của gia đình thành vườn mận hữu cơ, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.