Nhờ đem măng làm theo cách độc đáo này, phụ nữ dân tộc Vân Kiều có thu nhập rất ổn định

Tại vùng miền núi huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cây măng tự nhiên khá dồi dào và được thị trường ưa chuộng, nhưng làm thế nào để gia tăng được nguồn thu nhập từ măng còn nhiều khó khăn. Mới đây, mô hình sao sấy măng khô trở thành thương phẩm, đã đem lại cho những người phụ nữ Vân Kiều có thu nhập ổn định hơn.

Đồng Nai: Nông dân linh hoạt trong nuôi trồng, tăng lợi nhuận "khủng"

Nhiều nông dân khi gặp khó trong sản xuất đã tự chủ động chuyển hướng đi đúng hơn, an toàn hơn nhằm tạo ra các sản phẩm thương hiệu, thu nhập ổn định hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân kết hợp làm giàu, thu nhập ổn định hàng trăm triệu mỗi năm

Nhiều nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã kết hợp với nhau cùng sản xuất, nuôi trồng giúp kinh tế ổn định hơn, trong đó nhiều nông dân tham gia Chi hội nuôi cá nước ngọt có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trồng chuối tiêu hồng trên đất ruộng, nông dân Lai Châu thoát nghèo

Chuối tiêu hồng được người dân xã Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu trồng trên đất ruộng từ năm 2020 cho năng suất cao, từ mô hình này đã tạo được việc làm cho nhiều lao động, giúp bà con thoát nghèo với thu nhập ổn định.

Mục sở thị mô hình nuôi thỏ Newzealand của lão nông U60 tại Hà thành

10 năm trước, không hài lòng với công việc công nhân hiện tại, ông Nguyễn Quốc Khánh (Gia Lâm, Hà Nội) đã quyết định về quê xây dựng mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm và đem lại thu nhập ổn định. Theo ông Khánh, nuôi thỏ thịt là một trong những mô hình “chậm mà chắc” trong ngành nông nghiệp hiện nay.

Quảng Nam: Lão nông sở hữu 400 gốc cam, thu về gần 100 triệu đồng/vụ

Khoảng hơn 10 năm trước, khu đồi núi Nà Nhậm gần 2 hecta của ông Nguyễn Thành Nhân (thôn Tiên Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) chủ yếu trồng keo lai. Tuy nhiên, keo lai giá cả lên xuống bấp bênh, hiệu quả đem lại không cao nên ông quyết định chuyển đổi sang trồng cam giấy bản địa đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Vải thiều và câu chuyện xây dựng thương hiệu

Những năm qua, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) luôn quan tâm đẩy mạnh việc thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả vải thiều, đồng thời chủ động tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người trồng vải…

Quảng Trị: Anh thanh niên nuôi cá vược lồng tự nhiên trên sông cho thu nhập ổn định

Tận dụng diện tích mặt nước sông rộng lớn tại địa phương, thời gian qua, anh Phạm Văn Lộc (thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn, đầu tư nuôi cá vược lồng tự nhiên trên sông. Mô hình này đã góp phần cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho đời sống kinh tế của gia đình.

Lâm Đồng: Những trái ngọt trên đồi đất đá xã Tân Phú

Đất đai ở thôn Tân Phú, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) được xem là không màu mỡ. Thế nhưng, từ thành quả gần chục năm đầu tư, chăm sóc, vườn xoài giống Đài Loan được mang từ miền Tây về của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy với diện tích 1,7ha đã phát triển xanh tốt, cho nguồn thu nhập ổn định.

Thừa Thiên-Huế: Tận dụng địa thế gò đồi miền núi, ông nông dân phát triển mô hình vườn-ao-chuồng-rừng cho hiệu quả cao

Với hơn 1 hecta đất rừng, 800 m² đất vườn tạp, gia đình ông Huỳnh Ngọc Hùng (thôn Làng Đông, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc) đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp vườn-ao-chuồng-rừng. Từ mô hình này, mỗi năm gia đình ông thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng.

Nông dân Hà Tĩnh nuôi bò vỗ béo: Nghề thu lãi cao

Thay vì chăn nuôi lạc hậu theo hình thức chăn thả, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao, những năm gần đây nhiều hộ dân tại huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao, bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cần Thơ: Lão nông có thêm nguồn thu nhập ổn định từ mô hình nuôi chim trĩ

Nhận thấy đặc điểm dễ nuôi lại có giá bán khá cao, ông Trần Hoài Xia (thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ) đã đầu tư chuồng trại, máy ấp.. để nuôi chim trĩ. Bên cạnh thu nhập chính từ kinh tế vườn, giờ đây ông Xia còn có thêm nguồn thu từ loài chim trĩ có ngoại hình bắt mắt này.

Hà Giang: Bảo tồn vùng chè Shan tuyết cổ thụ Lũng Phìn

Cao nguyên Hà Giang, nơi đất chủ yếu là đá, quanh năm sương mù bao phủ, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, có độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển. Nơi đây đã tạo nên một giống chè Shan cổ thụ đặc sản nổi tiếng - chè Shan tuyết Lũng Phìn.

Cần Thơ: Lão nông phất lên từ mô hình trồng rau quế đất

Nhận thấy rau quế đất có vị sá xị, ăn rất lạ miệng, ông Phạm Văn Yên (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã trồng thử để ăn. Sau vài năm, ông Yên đã nhân rộng ra trồng 1.500m² đất với khoảng 4 tấn rau. Mỗi ngày, ông cung cấp ra thị trường vài chục kg rau quế đất, cho nguồn thu nhập ổn định.

Sơn La: Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị mận hậu

Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp được xem là giải pháp đắc lực giúp nâng cao giá trị kinh tế. Mận hậu Sơn La là sản phẩm nông sản đặc trưng được nhiều người biết đến. Cũng vẫn là mận hậu nhưng giờ đây người tiêu dùng sẽ được biết thêm một sản phẩm cao cấp mới với tên gọi mận hậu Rubi Sơn La.

Sơn La: Chiềng Đi xây dựng thương hiệu chè sạch theo hướng hữu cơ, mang nguồn thu nhập ổn định cho bà con

Công ty cổ phần Chè Chiềng Đi chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm chè khô xuất khẩu, sản xuất thương hiệu chè với các dòng sản phẩm chất lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất theo phương pháp hữu cơ không thuốc trừ cỏ, không phân bón hóa học. Sản phẩm sạch đạt các tiêu chuẩn VietGAP, OCOP mang lại nguồn thu ổn định cho bà con.

Tiền Giang: Chuyển đổi trồng mít siêu sớm trên đất lúa cho thu nhập ổn định

Tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, với diện tích đất nông nghiệp trên 1.500ha, những năm gần đây bà con đã chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái. Trong đó, cây mít là cây trồng chiếm diện tích nhiều nhất, với trên 500 hecta. Bình quân mỗi hecta, người trồng mít thu nhập khoảng từ 400 - 500 triệu đồng.

Lâm Đồng: Ông nông dân thử nghiệm mô hình trồng rau bó xôi theo hướng hữu cơ cho thu nhập ổn định

Tháng 4 vừa qua, một mô hình trồng rau bó xôi hữu cơ đã được ngành nông nghiệp Lâm Đồng triển khai. Đây là hướng đầu tư giúp nhà nông nâng cao chất lượng nông sản, thuận tiện cho việc liên kết, tìm đầu ra.

Sóc Trăng: Nỗ lực tìm giải pháp cứu vùng nguyên liệu mía khổng lồ

Huyện Cù Lao Dung và Mỹ Tú được xem là 2 vùng trồng mía nguyên liệu lớn của tỉnh Sóc Trăng. Nhiều năm nay, khi cây mía đã không còn mang lại hiệu quả, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, để người dân trồng mía tiếp cận được những mô hình sản xuất ổn định hơn, để mía lại có "vị ngọt" cho người nông dân.

Bến Tre: Luân canh tôm càng xanh xen lúa mang lại hiệu quả cao, nông dân có thu nhập ổn định

Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp nên người dân đã quan tâm hơn đến việc ứng dụng KHKT vào sản xuất. Cụ thể, mô hình luân canh tôm càng xanh xen lúa đã mang lại hiệu quả, tạo ra sản phẩm tôm lúa sạch an toàn, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nông dân.