Độc đáo phiên chợ nông sản hữu cơ đầu tiên dưới chân núi Langbiang

Phiên chợ với những nông sản hữu cơ, nông sản sạch, các sản phẩm OCOP tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hàng trăm người dân, du khách đến tham gia, mua sắm, thưởng thức buffet miễn phí.

Độc đáo mô hình tháp trồng rau hữu cơ với nguyên lý thuận tự nhiên

Tháp trồng rau theo nguyên lý hữu cơ đang ngày càng được ưu chuộng do cung cấp đủ nguồn nông sản đảm bảo sạch, không phân bón hoá chất hay thuốc trừ sâu, ngoài ra còn giúp các gia đình tiêu thụ một lượng lớn rác thải.

Chủ động liên kết sản xuất và tiêu thụ - Phương pháp cho nông dân tăng sức đề kháng trước “giải cứu nông sản”

Minh bạch trong nguồn gốc và gắn chặt trách nhiệm với người sản xuất là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên tính bền vững trong thực phẩm nhờ đó ngày càng thắt chặt chuỗi liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ.

Lâm Đồng: Mô hình sản xuất nông sản sạch trên nền tảng công nghệ cao

Nhận thấy lợi ích từ sản xuất nông sản sạch, năm 2014, ông Lê Văn Ba (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã cùng hàng chục hộ nông dân địa phương thành lập HTX DV nông nghiệp tổng hợp An Phú. Đến nay, mô hình sản xuất nông sản sạch trên nền tảng công nghệ cao của HTX đạt nhiều thành quả, nguồn sản phẩm được thị trường đón nhận.

Đồng Tháp: Bài toán sản xuất nông sản sạch đi kèm với khâu tiêu thụ

Sản xuất sạch, đó là nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay, khi ngày càng có nhiều nông dân chịu nghiên cứu để tạo ra sản phẩm theo hướng an toàn thì nhiều người lại gặp khó ở khâu tiêu thụ.

Hơn 11 tấn nhu yếu phẩm nông dân (Hà Tĩnh) “tiếp sức” khu cách ly

Góp phần chung tay sớm đẩy lùi dịch Covid-19, kịp thời tiếp sức lực lượng tuyến đầu, người dân khu cách ly, những ngày qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đã có nhiều hoạt động thiết thực, quyên góp nhu yếu phẩm để chia sẻ những khó khăn, vất vả đối với lực lượng, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch.

Trồng dâu tây trên núi, nông dân Sơn La thu chục tỷ mỗi năm

Những năm gần đây, thay vì trồng các loại cây trồng sản lượng thấp, giá cả bấp bênh như ngô, sắn, người nông dân Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao đó chính là cây dâu tây.

Phú Thọ: 1,5 triệu tem truy xuất nguồn gốc được gắn cho nông sản

Trong năm 2020, tỉnh Phú Thọ đã triển khai hỗ trợ các cơ sở 1,5 triệu tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc tập trung vào các sản phẩm như: Thịt chua, rau an toàn, bưởi Đoan Hùng, bưởi diễn, chè xanh, các sản phẩm từ thịt.

Gắn tem truy xuất nguồn gốc – lợi ích của người tiêu dùng

Thông qua tem truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng của tỉnh Phú Thọ chỉ cần sử dụng các phần mềm cài ứng dụng quét mã QR hoặc có sẵn ở Zalo, Viber trên điện thoại smartphone (có kết nối Internet) để truy suất nguồn gốc sản phẩm mà mình định mua một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Áp dụng công nghệ 4.0 trồng rau sạch, anh nông dân ung dung thu về 200 triệu/năm

Với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch ngày càng cao, nhiều nông dân ở miền Tây đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất cũ, chịu khó đầu tư, ứng dụng quy trình sản xuất tiến bộ để tạo ra nông sản sạch. Mời quý vị cùng xem một mô hình áp dụng công nghệ 4.0 ở Hậu Giang qua video dưới đây.

Gặp lão nông hơn 70 tuổi bảo hành cho trái xoài Cao Lãnh

Một lão nông dù đã hơn 70 tuổi vẫn luôn tìm tòi học hỏi cái mới, kiên định, dám nghĩ dám làm, sản xuất theo hướng hữu cơ. Đặc biệt, lão nông này dám đảm bảo cho tất cả những trái xoài do chính mình làm ra với phía doanh nghiệp, mang đến cho những nông dân cùng hợp tác một con đường mới trong sản xuất nông sản sạch.

Đồng Tháp: Nông dân hướng đến canh tác thông minh, tìm kiếm lợi nhuận lâu dài

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân ở vùng Đồng Tháp Mười đã bắt đầu chuyển đổi hướng sản xuất, tìm được các mô hình sinh kế phù hợp, cải thiện đời sống, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ những phương thức canh tác thông minh như trên, hướng đi bền vững của nông nghiệp nơi đây dần hé lộ.

Anh nông dân trồng ổi theo quy trình VietGAP, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng

Với mong muốn tạo ra nông sản sạch để rộng đường tiêu thụ, anh Huỳnh Việt Trung (ấp Long Hòa, xã Tân Long, TX. Ngã Năm, Sóc Trăng) hướng đến một phương thức canh tác hoàn toàn mới là trồng ổi theo quy trình VietGAP. Từ sự thay đổi phương thức canh tác này mà vườn ổi ngày nào đã sai trái hơn, đầu ra cũng ngày càng thuận lợi.

Trồng táo hồng trong nhà lưới, ông nông dân thu về hàng trăm triệu mỗi năm

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra nông sản sạch là hướng đi mà nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang mạnh dạn đầu tư. Tại tỉnh Bạc Liêu một trong những mô hình hiện mang lại hiệu quả rất cao đó là trồng táo hồng trong nhà lưới.

Trà Vinh: Mô hình HTX sản xuất nông nghiệp theo hướng canh tác thông minh, đạt hiệu quả lớn

Trước tình trạng tồn dư lượng hóa chất trong nông sản ngày càng báo động, thì xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng canh tác thông minh đang là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được nhân rộng và theo hướng đi này.

Nam Định: Thu nhập 1 tỷ đồng/năm từ mô hình trồng dưa leo trong nhà lưới

Vươn lên từ vùng chuyển đổi, mô hình trồng dưa leo trong nhà lưới của ông Vũ Văn Khá (thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng) là một trong những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành công tại Nghĩa Hưng.

Cực phẩm nghệ organic của Bắc Kạn "đi tây"

Tận dụng lợi thế về tự nhiên, khí hậu mát mẻ, lại có doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn quy trình canh tác, không ít nông dân tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã mạnh dạn trồng nghệ hữu cơ. Cây nghệ tại đây đã trở thành nguồn nông sản sạch để chế biến và xuất khẩu, giúp nông dân có thu nhập ổn định.